Truy xuất nguồn gốc tôm giống yếu tố quyết định thành bại trong NTTS

Truy xuất nguồn gốc tôm giống để mang lại hiệu quả cao cho vụ nuôi.
Theo ông Phạm Ngọc Đài - Trưởng phòng Quản lý giống, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh, hàng năm, trên địa bàn tỉnh cần trên 500 triệu con tôm giống.
Hầu hết người nuôi tôm Hà Tĩnh chủ yếu đặt mua con giống tại các trại giống ở các tỉnh phía Nam qua điện thoại hoặc nhân viên thị trường...
Qua khảo sát thực tế, người nào chọn được giống tốt thì tôm vụ đó lớn nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường tốt, ít dịch bệnh, khả năng thắng lợi rất cao và ngược lại”.
Từ năm 2014, Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) đã hỗ trợ công tác tuyên truyền, tập huấn về “truy xuất nguồn gốc con giống”.
Ban Quản lý dự án cùng với Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã xây dựng 5 mô hình nuôi tôm theo hướng VietGap, trong đó, tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người dân về quá trình thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc giống thủy sản theo Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT về thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc; lưu trữ và cung cấp thông tin; trình tự thủ tục truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm…
Người dân còn được hỗ trợ và hướng dẫn phương pháp truy xuất nguồn gốc, chọn giống đảm bảo chất lượng, an toàn dịch bệnh, dễ dàng truy xuất nguồn gốc, góp phần vào sự thành công của vụ nuôi.
Trước đây, khi chưa được tập huấn về “truy xuất nguồn gốc tôm giống”, anh Nguyễn Hữu Tiến ở Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên) chưa thực sự chú trọng đến chất lượng tôm giống.
Nhưng sau khi tham gia tập huấn, anh đã đầu tư mua giống ở địa chỉ tin cậy, đảm bảo chất lượng.
Những tháng đầu năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp nên hầu như các ao tôm khu vực này đều bị dịch bệnh, phải thu hoạch sớm.
Tuy nhiên, các hồ tôm của anh Tiến vẫn phát triển tốt, cho sản lượng khá.
Nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này, ngoài vấn đề quản lý tốt môi trường, mầm bệnh trong ao nuôi là việc chú trọng chọn tôm giống tại cơ sở sản xuất uy tín, được kiểm dịch và kiểm tra chất lượng giống trước khi mua.
Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy - Trưởng phòng Nuôi trồng, Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: Sau các đợt tập huấn về “truy xuất nguồn gốc con giống” của dự án, hầu hết bà con nuôi tôm ở các xã Thạch Long, Thạch Khê (Thạch Hà), Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên), Hộ Độ (Lộc Hà) và Xuân Đan (Nghi Xuân) đều hướng tới nguồn giống tốt.
Theo đó, chú trọng chất lượng con giống để kiểm soát dịch bệnh.
Tôm giống được chọn mua từ các cơ sở sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định; tôm Postlarva có phiếu xét nghiệm âm tính về các mầm bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng, taura, IMNV, hoại tử gan tụy...
Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước về con giống được nâng cao, nhất là khi tôm có vấn đề về dịch bệnh sẽ được truy xuất nhằm xác định con giống được mua ở đâu, loại gì...
Theo Sở NN&PTNT, thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai sâu rộng việc truy xuất nguồn gốc tới các vùng nuôi khác trên địa bàn tỉnh để nghề nuôi tôm ngày càng phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp, nhiều người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức 53 - 54 ngàn đồng/kg, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Các hộ chăn nuôi rất phấn khởi và đang dần tăng đàn trở lại.

Theo nhiều chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, thời điểm này, thị trường cây giống bắt đầu hút hàng, sức mua của người dân tăng đáng kể; giá của mặt hàng này đã tăng khoảng trên 5% so với những năm trước.

Để thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất cần phải tin học hóa bài toán quản lý thông tin về tình hình sâu bệnh hại lúa có ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS).

Xuất ngũ năm 1983, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Bình rời quê Thanh Hoá đến vùng đất cực Nam Tổ quốc lập nghiệp. Với bản chất cần cù, chịu khó của người lính Cụ Hồ, ông đã kiên trì vượt lên hoàn cảnh khó khăn, gây dựng cuộc sống ấm no từ tay trắng. Đến nay, gia đình ông có hơn 30 công đất nuôi tôm, kết hợp trồng lúa, nuôi cua, cá bống tượng mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, giao thương được nhắc đến ở đây phải là chính ngạch chứ không phải tiểu ngạch. Vì vậy, XK hàng qua đường chính ngạch cũng là một giải pháp các DN nên tính đến.