Truy tìm, triệt tận gốc chất cấm trong chăn nuôi

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, chỉ trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập khẩu tới 68 tấn chất Clenbuterol.
“Nguồn gốc các chất này ở đâu, có công ty nói là nhập làm thuốc cho người nhưng thực tế dùng cho người rất ít chất Clenbuterol.
Tôi đã nghe được thông tin đã có những công ty tuồn thuốc kháng sinh, tuồn chất cấm ra ngoài, tôi đã chỉ đạo kiểm tra nhưng chưa đạt.
Do đó tôi đề nghị phải tổng kiểm tra đối với kháng sinh và chất cấm” - Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát nói.
Ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, các chất Sabutamol và Clenbuterol ngành y tế dùng để chữa hen phế quản.
Hiện các công ty dược mới được phép nhập và sản xuất thuốc để bán cho người dân.
Về quy định quản lý các chất này hiện nay đã rất đẩy đủ nên vấn đề ở chỗ là triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát.
“Có thể người dân mua thuốc thành phẩm hoặc buôn lậu, “xách tay” nguyên liệu, nên cần phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề này” - ông Long nói.
Để xử lý tận gốc vấn đề chất cấm trong chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng: “Cần phải triệt tận gốc của vấn đề ở nhiều nơi chứ không chỉ ở các thành phố lớn.
Nếu cứ chỉ bắt được mấy người nuôi rồi xử phạt không ăn thua, phải triệt được những bọn buôn lậu, sản xuất chất cấm thì mới giải quyết được tận gốc vấn đề”. Ông Lều Vũ Điều – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết: “Tình hình sử dụng chất cấm trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của người nông dân làm ăn chân chính của chúng tôi.
Do đó, tôi rất ủng hộ việc các cơ quan quản lý kiên quyết xử lý triệt để tình trạng sử dụng chất cấm.
Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cho các hội viên phát hiện, tố giác những đối tượng buôn bán, vận chuyển, sử dụng chất cấm”.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu: “Tất cả các bộ, ngành và địa phương lấy đợt cao điểm về ATVSTP từ nay đến Tết Nguyên đán và trong lĩnh vực nông nghiệp cần tập trung vào kiểm tra cụ thể các chất cấm trong chăn nuôi như Sabutamol, vàng ô, kháng sinh và dư lượng thuốc BVTV.
Bên cạnh việc xử lý các chất cấm, các cơ quan chức năng cũng cần khuyến khích và nhân rộng các mô hình sản xuất sạch.
Có thể bạn quan tâm

Men theo con đường nối TP Cần Thơ đến TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, rẽ vào ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, chúng tôi bắt gặp ngôi nhà tường ba gian khang trang nằm nép mình dưới những tán cây xanh. Đó là cơ ngơi của ông Đinh Văn Phương, còn gọi Sáu Phương (60 tuổi), một lão nông trồng xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng.

Theo ông Lê Vĩnh Bình - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, trong việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với các loại cây đặc sản các địa phương cần phải tính đến điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và bền vững với giá trị gia tăng. Xét trên điều kiện tự nhiên ấy, Giồng Trôm và Chợ Lách đang có những bước đi đúng hướng, phù hợp với lợi thế của địa phương.

Dù chỉ mới qua hơn 3/4 chặng đường của năm 2014 nhưng căn cứ những số liệu phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với dự báo khả năng đạt các chỉ tiêu đến cuối năm, Tân Phú Đông hoàn toàn có thể tin tưởng về bức tranh kinh tế, xã hội khả quan của năm nay.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Cao su Thái Lan dự báo sản lượng cao su thiên nhiên Thái Lan sẽ giảm 10% trong năm 2014, xuống còn 3,8 triệu tấn thay vì 4 triệu tấn trong các dự báo trước đó do người trồng cao su trong nước giảm cường độ khai thác.

Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu là xoài, vải, chuối, thanh long, chôm chôm… Thời gian tới, Việt Nam sẽ bổ sung một số hoa quả vào danh mục xuất khẩu như vú sữa, xoài, thanh long ruột đỏ, chôm chôm, vải sang các thị trường khó tính Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Australia.