Giá Cao Su Ổn Định Ở Mức 1.500 USD/tấn

Đây là dấu hiệu tích cực sau nhiều tháng giảm giá liên tục tính từ tháng 10-2013.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), từ đầu tháng 10 đến nay, giá cao su SVR 3L xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ ổn định ở mức 1.500 USD/tấn. Đây là dấu hiệu tích cực sau nhiều tháng giảm giá liên tục tính từ tháng 10-2013.
Nguyên nhân khiến giá cao su ổn định là nhờ niềm tin của các nhà đầu tư đối với nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất là Trung Quốc được củng cố khi số liệu XNK hàng hóa trong tháng 9-2014 của nước này đều tăng trưởng vượt dự báo. Tồn kho tại Thanh Đảo, trung tâm thương mại cao su chủ yếu của Trung Quốc, giảm xuống 143.800 tấn tính đến 14-10 từ mức 154.100 tấn tính từ26-9.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Cao su Thái Lan dự báo sản lượng cao su thiên nhiên Thái Lan sẽ giảm 10% trong năm 2014, xuống còn 3,8 triệu tấn thay vì 4 triệu tấn trong các dự báo trước đó do người trồng cao su trong nước giảm cường độ khai thác.
Ủy ban Chính sách Cao su Quốc gia Thái Lan cũng vừa thông qua kế hoạch chi 30 tỷ baht (925 triệu USD) để mua cao su tạm trữ từ ngày 22-10 với mục tiêu đẩy giá cao su lên ít nhất 60 baht/kg trong 2 tháng tới.
Cùng với đó, ngày 10-10-2014 tại Malacca (Malaysia) Công ty CP Cao su quốc tế IRCo đã mời 5 Hiệp hội Cao su của Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Campuchia nhóm họpđểtrao đổi về tình hình thị trường cao su đang suy yếu và những giải pháp đẩy giá cao su lên mức hợp lý cho cả người mua và người bán.
Để người trồng cao su không bị lỗ và thiệt hại, các Hiệp hội Cao su Việt Nam thống nhất khuyến cáo hội viên không chào bán cao su thấp hơn giá hiện nay. Mức giá sàn được Hiệp hội Cao su Indonesia đưa ra là 1.500 USD/tấn được hiệp hội cao su các nước đồng thuận.
Có thể bạn quan tâm

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.

Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau Lý Văn Thuận cho biết, đến thời điểm này, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 266.500 tấn, trong đó có 86.500 tấn tôm, tương đương so cùng kỳ năm trước.