Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trưởng Thôn Là Phụ Nữ Chỉ Có Vài Phần Trăm!

Trưởng Thôn Là Phụ Nữ Chỉ Có Vài Phần Trăm!
Ngày đăng: 20/10/2014

Đó là dẫn chứng được bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nêu ra để nói về những tồn tại trong vấn đề bình đẳng giới và trao quyền cho người phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, nhắc đến lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới vai trò của người phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 1 nửa dân số và 47% lực lượng lao động xã hội.

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, phụ nữ chiếm gần 50%. Họ cần cù, năng động, tích cực vươn lên làm giàu và xây dựng đất nước.

Mặc dù giữ một vị trí quan trọng trong canh tác hộ gia đình, nhưng có đến 70% phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chưa được đào tạo nghề, cao hơn tỷ lệ của nam giới. Cơ hội tiếp cận nguồn lực của phụ nữ cũng hạn chế hơn và tiếng nói của họ vẫn chưa được lắng nghe. Vai trò ra quyết định của người phụ nữ rất thấp trong cả gia đình và xã hội.

Các chính sách phúc lợi đối với phụ nữ nông thôn nói chung vẫn còn rất thiếu. Chúng tôi thấy rằng có 2 yếu tố tác động đến người phụ nữ nông thôn: Một là chính sách thai sản, phụ nữ nông thôn khi sinh con gần như chưa có chính sách gì hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, tình trạng chị em đi làm sớm sau khi sinh con vẫn rất phổ biến. Nếu như không được chồng và những người trong gia đình quan tâm thì họ rất vất vả.

Thứ hai là nhà trẻ. Nhà trẻ nông thôn của chúng ta hiện nay rất thiếu. Do đó sức lao động của chị em giảm vì phải chăm lo đến công việc gia đình, nhất là trông con.

Việc trao quyền cho phụ nữ vẫn chưa được chú trọng. Tỷ lệ phụ nữ nông thôn tham gia quản lý lãnh đạo là rất thấp. Ví dụ tỷ lệ trưởng thôn là nữ của cả nước chỉ có mấy phần trăm, thậm chí có nhiều địa phương không có một phụ nữ nào làm trưởng thôn. Cho nên việc trao quyền cho phụ nữ là hết sức quan trọng để nâng cao vai trò của phái nữ trong xã hội.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kêu gọi chị em cần chủ động và tích cực hơn nữa trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, giá trị cao và có sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, chị em cũng cần đẩy mạnh mối liên kết hợp tác sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần phải kết hợp với hoạt động kinh doanh để nâng cao thu nhập.

Chính phủ cần hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới; tăng cơ hội tiếp cận nguồn lực cho phụ nữ, đặc biệt đối với vấn đề đất đai. Cần thiết phải nâng cao nhận thức của chị em trong việc đứng tên sử dụng đất nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Cuối Vụ, Giá Ớt Tăng Lên Mức 20.000 - 24.000 Đồng/kg Cuối Vụ, Giá Ớt Tăng Lên Mức 20.000 - 24.000 Đồng/kg

Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).

19/08/2014
Nếp Bè Chợ Gạo Giá Bấp Bênh, Nguy Cơ Mất Thương Hiệu Nếp Bè Chợ Gạo Giá Bấp Bênh, Nguy Cơ Mất Thương Hiệu

Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.

19/08/2014
Trồng Khoai Sáp Cho Thu Nhập Cao Trồng Khoai Sáp Cho Thu Nhập Cao

Sau gần 5 năm gắn bó với cây khoai sáp, nhiều hộ nông dân ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tìm được cho mình một loại cây trồng mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích loại cây này vì đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thương lái.

19/08/2014
Trái Cây Núi Vào Mùa Trái Cây Núi Vào Mùa

Từ đầu tháng 6 âm lịch, núi rừng Thất Sơn được “tắm mát” bởi những cơn mưa đầu mùa, cây cối vươn lên trong màu xanh non tươi mới. Đây cũng là thời điểm cây bơ, hồng quân, xoài cát Hòa Lộc, thanh ca bản địa, mãng cầu… trên núi đua nhau vào vụ.

19/08/2014
Tỷ Phú Người Dao Ở Bản Đầm Giỏ Tỷ Phú Người Dao Ở Bản Đầm Giỏ

Từ đó, tôi nung nấu ý nghĩ phải thoát nghèo. Được sự hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ cuối năm 2004 với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tôi mạnh dạn đi vay, mượn, chuyển đổi 7 ha đất trồng lúa đồi sang trồng cà phê”.

19/08/2014