Trường đại học Nông Lâm Huế nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo cá dìa

Sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa là một trong những thách thức lớn đối với nghề nuôi cá biển Việt Nam trong nhiều năm qua, do quá trình ương ấu trùng sau khi nở không thành công, tỉ lệ sống của ấu trùng đến 6 - 7 ngày tuổi rất thấp và thiếu ổn định. Trước thực tế này, năm 2014, ThS. Lê Văn Bảo Duy và TS. Nguyễn Ngọc Phước, Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Nông Lâm Huế đã bắt tay vào việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá dìa với quy mô lớn.
Đề tài được tài trợ bởi Chương trình VLIR-IUC Đại học Huế, Dự án ACCCU và sự hỗ trợ của các giáo sư từ Đại học Ghent (Bỉ) và Đại học Nagasaki (Nhật Bản).
Sau gần 2 năm nghiên cứu, ThS. Lê Văn Bảo Duy và và TS. Nguyễn Ngọc Phước đã thành công trong việc hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa quanh năm với tỉ lệ sống cao và ổn định. Điều này hứa hẹn sẽ cung cấp được con giống quanh năm cho bà con, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nghề nuôi cá dìa nói riêng và sản xuất giống cá biển nói chung tại Thừa Thiên Huế và ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp người dân ấp Tân Phước, xã Tân Bình, TP.Tây Ninh chuyển đổi cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả, cách đây 3 năm, Hội Nông dân xã Tân Bình và Trạm BVTV TP.Tây Ninh đã chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng kèo nèo, một loại thực vật phù hợp với đất sình lầy, bùn ẩm, có sức sống mạnh. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là thị trường tiêu thụ kèo nèo đang rất bấp bênh...

Những con ruốc nhỏ bằng cây kim sau khi được đánh bắt từ biển được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, trong đó đối tượng tiêu thụ có cả nhà máy SX mì tôm.

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

Ngoài yếu tố tôm nuôi chết sớm do bệnh gan tuỵ cấp thì thức ăn là một nguyên nhân gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công như mong đợi. Do đó, việc quản lý thức ăn phải được người nuôi đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.

Song, các ngành chức năng vẫn không xác định được nguyên nhân tôm chết! Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp nuôi tôm tại Bạc Liêu đã xây dựng và đầu tư mô hình nuôi tôm trong nhà kính theo công nghệ của Tập đoàn C.P (Thái Lan).