Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu Khai Trương Xưởng Sản Xuất Máy Lọc Nước Biển Thành Nước Ngọt

Ngày 7-7, Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức lễ khai trương Xưởng sản xuất máy lọc nước biển thành nước ngọt phục vụ tàu đánh cá xa bờ. Xưởng đặt tại số 951, Bình Giã, TP.Vũng Tàu.
Xưởng sản xuất máy lọc nước biển thành nước ngọt do Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Công ty TNHH Hiệp lực và Phát triển Việt (trụ sở tại TP.Vũng Tàu) hợp tác xây dựng để sản xuất thử nghiệm thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt có chất lượng bảo đảm các tiêu chuẩn nước uống do Bộ Y tế quy định.
Theo bà Nguyễn Thị Chim Lang, Hiệu trường nhà trường, trong năm 2014, xưởng sẽ sản xuất thử nghiệm 40 máy lọc nước biển thành nước ngọt (giá bán sản phẩm: 100 triệu đồng/máy). Trong đó, 15 máy dành tặng cho các nhà giàn DK1.
Được biết, máy lọc nước biển thành nước ngọt là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thử nghiệm thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt công suất 500 lít/ngày phục vụ tàu đánh cá xa bờ” do khoa Cơ khí, Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu chủ trì thực hiện. Hiện có 3 tàu cá của ngư dân trên địa bàn tỉnh đang sử dụng sản phẩm này, giúp ngư dân không phải tiết kiệm nước uống trong những ngày đánh bắt hải sản trên biển.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 9-11, Sở NN-PTNT đã chủ trì phối hợp với các Sở TN-MT, GT-VT, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, UBND TP. Vũng Tàu, UBND TP. Bà Rịa… tổ chức điều tra, khảo sát, bố trí sắp xếp khu nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu).

Theo số liệu về các lô hàng vi phạm bị phát hiện qua kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu tăng cao được công bố tại hội nghị kiểm soát ATTP thủy sản xuất khẩu do Bộ NN & PTNT tổ chức mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh là rất đáng báo động.

Ngày 9.11, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh tổ chức kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm lại trên 500 con heo tại trại chăn nuôi của ông Trịnh Văn Tâm, ở ấp 5, xã Trà Vong, huyện Tân Biên.

Là một huyện thuần nông, ngoài phát triển nghề rừng, trồng cây lương thực, những năm gần đây huyện An Lão (Bình Định) còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá nước ngọt… tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập kinh tế hộ.

Trước đây, nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) phát triển rất mạnh, hàng năm cứ vào tháng 3 đến tháng 5, các hộ chuyên nuôi ong từ các tỉnh miền Đông hoặc tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long… sang tìm “đặt chỗ” với các nhà vườn trong huyện để nuôi ong lấy mật.