Trưởng Bản Lò Văn Soạn Gương Mẫu

Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...
Xuất thân trong gia đình nghèo, đông anh em, năm 1994 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Lò Văn Soạn trở về quê hương xây dựng gia đình. Kinh tế gia đình trông vào đồng ruộng nên khó quanh năm. Anh phải bươn chải đủ nghề để mưu sinh.
Năm 2002, theo chương trình di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, gia đình anh chuyển từ Chăn Nưa (Lai Châu) về định cư tại bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn. Từ tiền đền bù và hỗ trợ của Nhà nước, gia đình anh Soạn xây dựng được ngôi nhà sàn rộng, khang trang và đầu tư vào chăn nuôi sản xuất.
Năm 2006, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế, anh mạnh dạn vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 10 triệu đồng mua 2 con trâu phục vụ sản xuất nông nghiệp; đào ao thả cá và chăn nuôi gia cầm. Hiện nay, gia đình anh nuôi 4 con trâu phục vụ sản xuất nông nghiệp, 5 con lợn sinh sản và gia cầm các loại.
Anh còn trồng 1.500m2 ruộng và 7.000m2 nương lúa cho sản lượng khoảng 1,5 tấn/năm; đào gần 200m2 ao cá và vườn rau xanh phục vụ bữa ăn hàng ngày. Mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu từ 40 - 50 triệu đồng. Với nguồn thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt và vay mượn thêm bạn bè, người thân... năm 2013, anh mua được ô tô tải chở nông sản, hàng hóa phục vụ người dân trong bản cũng như vùng lân cận.
Không chỉ sản xuất giỏi, anh Soạn luôn gương mẫu thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Năm 2014, anh được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng bản. Trưởng bản Soạn thường xuyên xuống từng gia đình vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ hộ khó khăn trong bản từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống; tuyên truyền vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn...
Với tinh thần, trách nhiệm, hết lòng vì công việc, anh Lò Văn Soạn luôn được người dân trong bản tin yêu, quý trọng và noi gương trong phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng bản Chiềng Nưa 1 ngày càng khang trang, ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra lớn và trải đều ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Tuy nhiên, qua thẩm định của các ngành chức năng cho thấy vẫn còn một số vùng nuôi chưa đảm bảo về môi trường. Theo qui hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ có vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 2.400 ha. Hiện nay toàn tỉnh có 1.400 ha nằm trong vùng nuôi cá tra, ngoài ra còn có đến 225 ha nuôi ngoài quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản lý. Tình trạng trên xảy ra chủ yếu tại 03 huyện Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình.

Ngày 23/11, Ban thực hiện Dự án 3PAD thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Yến Dương (Ba Bể).

Tổ hợp tác sản xuất chôm chôm VietGAP Tiên Phú, xã Tiên Long (Châu Thành - Bến Tre) đã ký hợp đồng trong tháng 12-2012 xuất sang Hoa Kỳ 20 tấn chôm chôm rong riêng và chôm chôm đường.

Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh xen canh trồng lúa đang phát triển mạnh tại xã Biển Bạch - huyện Thới Bình - tỉnh Cà Mau, bởi việc nuôi tôm càng xanh rủi ro ít hơn nuôi tôm sú, tiêu thụ sản phẩm dễ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

Thời gian gần đây, dịch bệnh xảy ra liên tiếp làm tôm chết hàng loạt khiến bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không khỏi lo lắng, hoang mang. Trước thực trạng này, trong khi nhiều hộ gia đình vẫn tiếp tục bám trụ với tôm thẻ chân trắng thì số khác lại chuyển sang nuôi giống cua xanh thương phẩm...