Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trưởng Bản Lò Văn Soạn Gương Mẫu

Trưởng Bản Lò Văn Soạn Gương Mẫu
Ngày đăng: 31/10/2014

Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...

Xuất thân trong gia đình nghèo, đông anh em, năm 1994 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Lò Văn Soạn trở về quê hương xây dựng gia đình. Kinh tế gia đình trông vào đồng ruộng nên khó quanh năm. Anh phải bươn chải đủ nghề để mưu sinh.

Năm 2002, theo chương trình di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, gia đình anh chuyển từ Chăn Nưa (Lai Châu) về định cư tại bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn. Từ tiền đền bù và hỗ trợ của Nhà nước, gia đình anh Soạn xây dựng được ngôi nhà sàn rộng, khang trang và đầu tư vào chăn nuôi sản xuất.

Năm 2006, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế, anh mạnh dạn vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 10 triệu đồng mua 2 con trâu phục vụ sản xuất nông nghiệp; đào ao thả cá và chăn nuôi gia cầm. Hiện nay, gia đình anh nuôi 4 con trâu phục vụ sản xuất nông nghiệp, 5 con lợn sinh sản và gia cầm các loại.

Anh còn trồng 1.500m2 ruộng và 7.000m2 nương lúa cho sản lượng khoảng 1,5 tấn/năm; đào gần 200m2 ao cá và vườn rau xanh phục vụ bữa ăn hàng ngày. Mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu từ 40 - 50 triệu đồng. Với nguồn thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt và vay mượn thêm bạn bè, người thân... năm 2013, anh mua được ô tô tải chở nông sản, hàng hóa phục vụ người dân trong bản cũng như vùng lân cận.

Không chỉ sản xuất giỏi, anh Soạn luôn gương mẫu thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Năm 2014, anh được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng bản. Trưởng bản Soạn thường xuyên xuống từng gia đình vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ hộ khó khăn trong bản từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống; tuyên truyền vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn...

Với tinh thần, trách nhiệm, hết lòng vì công việc, anh Lò Văn Soạn luôn được người dân trong bản tin yêu, quý trọng và noi gương trong phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng bản Chiềng Nưa 1 ngày càng khang trang, ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Đắk Lắk Nông Dân Đắk Lắk "Đau Đầu" Vì Nạn Trộm Cắp Cà Phê

Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.

04/11/2014
Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

04/11/2014
Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì? Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì?

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

04/11/2014
Tưới Mía Tiết Kiệm Nước Tưới Mía Tiết Kiệm Nước

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

04/11/2014
Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Tái Canh Cà Phê Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Tái Canh Cà Phê

Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê, trong đó đã phát huy tính chủ động của người nông dân trong việc xây dựng các mô hình điểm.

04/11/2014