Trưởng Bản Lò Văn Soạn Gương Mẫu

Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...
Xuất thân trong gia đình nghèo, đông anh em, năm 1994 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Lò Văn Soạn trở về quê hương xây dựng gia đình. Kinh tế gia đình trông vào đồng ruộng nên khó quanh năm. Anh phải bươn chải đủ nghề để mưu sinh.
Năm 2002, theo chương trình di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, gia đình anh chuyển từ Chăn Nưa (Lai Châu) về định cư tại bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn. Từ tiền đền bù và hỗ trợ của Nhà nước, gia đình anh Soạn xây dựng được ngôi nhà sàn rộng, khang trang và đầu tư vào chăn nuôi sản xuất.
Năm 2006, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế, anh mạnh dạn vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 10 triệu đồng mua 2 con trâu phục vụ sản xuất nông nghiệp; đào ao thả cá và chăn nuôi gia cầm. Hiện nay, gia đình anh nuôi 4 con trâu phục vụ sản xuất nông nghiệp, 5 con lợn sinh sản và gia cầm các loại.
Anh còn trồng 1.500m2 ruộng và 7.000m2 nương lúa cho sản lượng khoảng 1,5 tấn/năm; đào gần 200m2 ao cá và vườn rau xanh phục vụ bữa ăn hàng ngày. Mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu từ 40 - 50 triệu đồng. Với nguồn thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt và vay mượn thêm bạn bè, người thân... năm 2013, anh mua được ô tô tải chở nông sản, hàng hóa phục vụ người dân trong bản cũng như vùng lân cận.
Không chỉ sản xuất giỏi, anh Soạn luôn gương mẫu thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Năm 2014, anh được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng bản. Trưởng bản Soạn thường xuyên xuống từng gia đình vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ hộ khó khăn trong bản từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống; tuyên truyền vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn...
Với tinh thần, trách nhiệm, hết lòng vì công việc, anh Lò Văn Soạn luôn được người dân trong bản tin yêu, quý trọng và noi gương trong phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng bản Chiềng Nưa 1 ngày càng khang trang, ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm trở lại đây, những hộ nghèo, cận nghèo của huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã ngày càng được nâng cao về nhận thức trong việc làm kinh tế gia đình, chí thú làm ăn, để từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong đó nổi bật là thành công của mô hình tận dụng những diện tích đất hẹp xung quanh nhà để nuôi ếch của nhiều gia đình.

Nhờ sự đầu tư kịp thời, sản lượng đánh bắt hàng năm đã đạt 3.500 tấn thủy sản, giúp cho hơn 1.300 người có việc làm, có thu nhập. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng các ngư cụ bị cấm đang tái diễn tràn lan, dẫn đến nguồn cá giống vừa bổ sung có nguy cơ bị huỷ diệt.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn với hơn 1.320 ha. Để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi tôm trong mùa mưa bão năm nay, để người dân yên tâm sản xuất, thời điểm này, Quỳnh Lưu đang tích cực triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

Vài năm trở lại đây nghề ương, ép cá giống ở phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực ở khu phố Mỹ An.

Trong tháng 6/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) liên tiếp gửi hai công điện về nước đề cập đến quy định mới của Bộ Môi trường và Nước UAE. Đó là từ ngày 01/9/2014, tất cả các lô hàng cá nuôi XK sang UAE phải kèm theo chứng thư có nội dung “Cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa protein của lợn hoặc động vật khác, chỉ được sử dụng protein có nguồn gốc từ biển nhưng không bao gồm protein của cùng loài cá nuôi đó”.