Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trước Tình Trạng Đàn Sóc Hoành Hành Vườn Ca Cao

Trước Tình Trạng Đàn Sóc Hoành Hành Vườn Ca Cao
Ngày đăng: 26/11/2013

Huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có hơn 1.450 ha ca cao trồng xen trong vườn dừa, tập trung nhiều nhất tại các xã Xuân Đông, Hòa Định, Bình Ninh và An Thạnh Thủy. Hiện nay, hầu hết các xã có vườn ca cao đều xuất hiện đàn sóc hoang dã gây hại.

Một số nhà vườn trồng ca cao tại xã Hòa Định cho biết, hiện tại ca cao đang vào vụ thu hoạch rộ nên đàn sóc cắn phá nhiều, chúng thường tập trung thành bầy từ 3-5 con, xuất hiện vào lúc sáng sớm và chiều mát, đặc biệt tại những vườn ca cao vắng người, rậm rạp, không được cắt tỉa thông thoáng.

Theo các nhà chuyên môn, họ sóc sinh sống gần như ở mọi môi trường, chủ yếu là động vật ăn cỏ với thức ăn là hạt và quả, nhiều loài ăn cả côn trùng. Chúng sinh sản 1-2 lần trong năm; di chuyển từ đọt dừa xuống nhánh ca cao và ăn những trái chín ửng, thậm chí những trái non chưa đến thời điểm thu hoạch. Còn khi ca cao đã bước qua thời điểm thu hoạch rộ, dừa trở thành đối tượng để gây hại với hàng loạt trái dừa rụng nằm la liệt trong vườn.

Anh Ngô Văn Sen - ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định trồng 4 công ca cao xen vườn dừa với gần 200 gốc ca cao đang là nạn nhân của đàn sóc. Anh cho biết: "Do anh đi làm thuê nên không thường xuyên chăm sóc vườn ca cao, trái đã đến thời điểm thu hoạch rộ, nhưng sóc đã ăn hết 70% lượng trái trong vườn. Trước đây gia đình đã dùng bẫy đập, bẫy lồng, nhưng làm được một lần, lần sau nó không vào nữa nên "còn bao nhiêu thì thu hoạch bấy nhiêu"!".

Để bảo vệ vườn ca cao, nhiều biện pháp tiêu diệt loài vật phá hoại này được bà con áp dụng như đặt bẫy, đánh bã, xua đuổi hay bao trái, nhưng hiệu quả đem lại không được như mong muốn. Để bẫy sóc, bà con phải dùng bẫy lồng, bẫy đập bên trong để mồi bằng cơm dừa khô, mít, chuối,... và thay mồi thường xuyên. Tuy nhiên, sóc là loại động vật rất tinh ranh, bất kỳ thay đổi nào trên đường đi chúng đều có thể thận trọng hơn, vì vậy khi bẫy những lần sau rất khó bắt được.

Với quyết tâm bảo vệ vườn ca cao, anh Trần Minh Nhung ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định chia sẻ, ngoài việc gài bẫy lồng anh còn ghép những chiếc lon bia, lon nước ngọt thành từng chùm treo khắp vườn để đánh động xua đuổi sóc, anh còn dùng bao nylon đen hoặc các loại túi khác che kín trái ca cao. Đây là biện pháp vừa ngăn chặn loài sóc phá hại trái vừa có thể ngăn chặn loài bò xít muỗi tấn công gây hại. Nếu vườn ca cao không được quan tâm chăm sóc thì tỷ lệ sóc gây hại có thể lên đến 80%, còn ngược lại thì tỷ lệ trái thu hoạch đạt từ 60-70%.

Trước tình trạng sóc phá hoại ca cao trong vườn dừa, bà con cần tích cực thường xuyên thăm vườn, kịp thời phát hiện và xua đuổi sóc, phải kiên nhẫn thực hiện các giải pháp như đặt bẫy, bao trái nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho vườn ca cao. Bên cạnh đó, việc tạo môi trường thông thoáng, thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán là biện pháp không thể thiếu để bảo vệ vườn ca cao khỏi loài vật phá hoại này.


Có thể bạn quan tâm

Tín Hiệu Vui Đối Với Người Trồng Điều Bình Phước Tín Hiệu Vui Đối Với Người Trồng Điều Bình Phước

Ngày 22-4, tại thị xã Thuận An (Bình Dương), Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu điều Việt Hà và khai trương Trung tâm đóng gói điều nhân xuất khẩu.

26/04/2014
Ecofarm Tiếp Tục Thu Mua Lúa Nàng Thơm Chợ Đào Ecofarm Tiếp Tục Thu Mua Lúa Nàng Thơm Chợ Đào

Sáng ngày 24-4, ông Phạm Chí Tâm, Phó chủ tịch UBND huyện Cần Đước, Long An cho biết, ngày 15-4, Công ty cổ phần nông trại sinh thái (Ecofarm) đã có văn bản gửi đến UBND huyện Cần Đước thông báo sẽ tiếp tục thu mua lúa Nàng thơm Chợ Đào đợt hai vào sau ngày 30-4 và 1-5 với giá 10.000 đồng/kg như thỏa thuận ban đầu.

26/04/2014
Thận Trọng Khi Sử Dụng Giống Tiêu Ghép Thận Trọng Khi Sử Dụng Giống Tiêu Ghép

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trồng tiêu trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nhập khá nhiều giống tiêu ghép không rõ nguồn gốc để bán và trồng đại trà. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có một cơ sở nào cho thấy giống tiêu ghép này sẽ đem lại hiệu quả cao và có thể thay thế các giống tiêu hiện tại.

26/04/2014
Đồng Tháp Lao Đao Tìm Đầu Ra Cho Trái Cây Khi Vào Chính Vụ Đồng Tháp Lao Đao Tìm Đầu Ra Cho Trái Cây Khi Vào Chính Vụ

Từ đầu tháng 3 - 5 âm lịch là thời điểm một số loại trái cây vào mùa thu hoạch rộ. Hiện nay, dù chỉ mới đầu mùa nhưng các mặt hàng trái cây đang rớt giá thê thảm, khiến nhà vườn phải lao đao vì không thể xoay sở đầu ra cho vườn cây ăn quả nhà mình.

26/04/2014
Đào Pháp Được Mùa, Được Giá Đào Pháp Được Mùa, Được Giá

“Khác với nhiều năm, đào Pháp chín sớm ở Bắc Hà (Lào Cai) năm nay đạt năng suất cao, lại bán được giá, người nông dân trồng đào phấn khởi vì có thu nhập khá từ giống cây ăn quả mới được du nhập vào địa phương”- ông Nguyễn Xuân Giang- Phó phòng kinh tế huyện này cho biết.

26/04/2014