Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trước Tình Trạng Đàn Sóc Hoành Hành Vườn Ca Cao

Trước Tình Trạng Đàn Sóc Hoành Hành Vườn Ca Cao
Ngày đăng: 26/11/2013

Huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có hơn 1.450 ha ca cao trồng xen trong vườn dừa, tập trung nhiều nhất tại các xã Xuân Đông, Hòa Định, Bình Ninh và An Thạnh Thủy. Hiện nay, hầu hết các xã có vườn ca cao đều xuất hiện đàn sóc hoang dã gây hại.

Một số nhà vườn trồng ca cao tại xã Hòa Định cho biết, hiện tại ca cao đang vào vụ thu hoạch rộ nên đàn sóc cắn phá nhiều, chúng thường tập trung thành bầy từ 3-5 con, xuất hiện vào lúc sáng sớm và chiều mát, đặc biệt tại những vườn ca cao vắng người, rậm rạp, không được cắt tỉa thông thoáng.

Theo các nhà chuyên môn, họ sóc sinh sống gần như ở mọi môi trường, chủ yếu là động vật ăn cỏ với thức ăn là hạt và quả, nhiều loài ăn cả côn trùng. Chúng sinh sản 1-2 lần trong năm; di chuyển từ đọt dừa xuống nhánh ca cao và ăn những trái chín ửng, thậm chí những trái non chưa đến thời điểm thu hoạch. Còn khi ca cao đã bước qua thời điểm thu hoạch rộ, dừa trở thành đối tượng để gây hại với hàng loạt trái dừa rụng nằm la liệt trong vườn.

Anh Ngô Văn Sen - ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định trồng 4 công ca cao xen vườn dừa với gần 200 gốc ca cao đang là nạn nhân của đàn sóc. Anh cho biết: "Do anh đi làm thuê nên không thường xuyên chăm sóc vườn ca cao, trái đã đến thời điểm thu hoạch rộ, nhưng sóc đã ăn hết 70% lượng trái trong vườn. Trước đây gia đình đã dùng bẫy đập, bẫy lồng, nhưng làm được một lần, lần sau nó không vào nữa nên "còn bao nhiêu thì thu hoạch bấy nhiêu"!".

Để bảo vệ vườn ca cao, nhiều biện pháp tiêu diệt loài vật phá hoại này được bà con áp dụng như đặt bẫy, đánh bã, xua đuổi hay bao trái, nhưng hiệu quả đem lại không được như mong muốn. Để bẫy sóc, bà con phải dùng bẫy lồng, bẫy đập bên trong để mồi bằng cơm dừa khô, mít, chuối,... và thay mồi thường xuyên. Tuy nhiên, sóc là loại động vật rất tinh ranh, bất kỳ thay đổi nào trên đường đi chúng đều có thể thận trọng hơn, vì vậy khi bẫy những lần sau rất khó bắt được.

Với quyết tâm bảo vệ vườn ca cao, anh Trần Minh Nhung ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định chia sẻ, ngoài việc gài bẫy lồng anh còn ghép những chiếc lon bia, lon nước ngọt thành từng chùm treo khắp vườn để đánh động xua đuổi sóc, anh còn dùng bao nylon đen hoặc các loại túi khác che kín trái ca cao. Đây là biện pháp vừa ngăn chặn loài sóc phá hại trái vừa có thể ngăn chặn loài bò xít muỗi tấn công gây hại. Nếu vườn ca cao không được quan tâm chăm sóc thì tỷ lệ sóc gây hại có thể lên đến 80%, còn ngược lại thì tỷ lệ trái thu hoạch đạt từ 60-70%.

Trước tình trạng sóc phá hoại ca cao trong vườn dừa, bà con cần tích cực thường xuyên thăm vườn, kịp thời phát hiện và xua đuổi sóc, phải kiên nhẫn thực hiện các giải pháp như đặt bẫy, bao trái nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho vườn ca cao. Bên cạnh đó, việc tạo môi trường thông thoáng, thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán là biện pháp không thể thiếu để bảo vệ vườn ca cao khỏi loài vật phá hoại này.


Có thể bạn quan tâm

Giá trứng gia cầm tăng mạnh Giá trứng gia cầm tăng mạnh

Hiện nay, giá trứng gia cầm ở các chợ trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) tăng mạnh và hút hàng so với cách đây 1 tháng.

07/08/2015
Tháng 7, khai thác hơn 9.720 tấn thủy sản Tháng 7, khai thác hơn 9.720 tấn thủy sản

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 1.290 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản. Trong tháng 7/2015, các phương tiện đã khai thác hơn 9.720 tấn (trong đó 1.226 tấn tôm, 8.492 tấn cá và các loại thủy sản khác).

07/08/2015
Ngư dân giăng lưới dính nhiều cá cầy Ngư dân giăng lưới dính nhiều cá cầy

Đang vào mùa nước đổ, nhiều ngư dân trên sông Hậu, sông Vàm Nao giăng lưới dính nhiều cá cầy. Loại cá này như cá mè vinh, nhưng có kích thước và trọng lượng lớn hơn.

07/08/2015
Cà Mau tìm giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống Cà Mau tìm giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống

Ngày 4/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống.

07/08/2015
Tiền Giang dự kiến có 20 hộ nuôi tôm, cá đạt VietGAP vào cuối năm Tiền Giang dự kiến có 20 hộ nuôi tôm, cá đạt VietGAP vào cuối năm

Hiện nay, Tiền Giang chỉ mới có một cơ sở nuôi tôm sú tại xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông đạt VietGAP. Tuy nhiên, dự kiến đến cuối năm 2015, toàn tỉnh sẽ có thêm 19 hộ nuôi tôm nước lợ và cá tra được chứng nhận VietGAP.

07/08/2015