Trước Thông Tin Cam Sành Hà Giang Bán Tràn Lan Trên Thị Trường

Cứ đến đầu tháng 10 hàng năm, người tiêu dùng lại lo lắng khi sản phẩm cam sành trôi nổi trên thị trường gắn nhãn mác cam sành Hà Giang được bày bán công khai với giá rất rẻ, chỉ từ 10 - 15 ngàn đồng, thậm chí có nơi chỉ bán với giá 6-8 ngàn đồng. không chỉ giá rẻ mà các loại cam đang được bày bán có mẫu mã đẹp, không có hạt, nhìn rất bắt mắt nên người tiêu dùng cứ vô tư mua về dùng.
Để tìm hiểu thực hư câu chuyện cam sành giá rẻ hiện nay, chúng tôi đã tìm về thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang), nơi có diện tích trồng cam lớn nhất của tỉnh .
Con đường bê tông uốn lượn chạy giữa các vườn cam xanh tốt kéo dài tới tận bờ sông Con đã dẫn chúng tôi tới gia đình Ông Phạm Quang Lân, Chủ tịch Hiệp hội cam sành huyện Bắc Quang, cũng là người tham gia trồng cam sành nổi tiếng của xã Vĩnh Hảo.
Khi được biết mục đích chuyến thăm lần này, ông Lân đã một mực khẳng định: Cam sành chúng tôi chưa thể có mặt trên thị trường thời điểm này: bởi cam sành Hà Giang đang trong thời kỳ sinh trưởng và tích nước, trái cam còn nhỏ và rất chua, vỏ sần, cùi dày; phải đến tháng 12 dương lịch cam chín mới đến thời điểm thu hoạch.
Ông Lân cũng giải thích thêm: Thời điểm chính vụ giá cam sành Hà Giang lên đến 20-30 ngàn một kg, do đó người trồng cam không vì lợi nhuận mà bán cam non với giá rẻ như vậy.
Minh chứng cho lời nói của mình, ông Lân đã dẫn chúc tôi thăm vườn cam của gia đình. Với gần chục ha cam đang trong thời kỳ sinh trưởng, trái cam vẫn còn xanh non.
Được biết niên vụ cam năm 2014 toàn xã Vĩnh Hảo có 472,25 ha cam sành, chiếm trên 80% diện tích cam sành của huyện Bắc Quang; trong đó diện tích đang cho thu hoạch 305,35ha, sản lượng ước đạt 40. 000 tấn, bình quân năng suất đạt 16 tấn/ha. Với đặc thù canh tác trên đất dốc và ven sông suối, nên cam sành Hà Giang thường có mẫu mã không đẹp, vỏ quả cam thường sần, rám nắng và nhiều hạt, tuy nhiên cam sành Hà Giang có vị thơm ngọt đặc trưng mà giống cam khác không có được.
Ông Hoàng Văn Xuân, Phó Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Hảo cho biết: Mấy năm gần đây xã được huyện triển khai chương trình trồng và chăm sóc cam sành theo tiêu chuẩn VietGap, chất lượng, mẫu mã sản phẩm cam sành Hà Giang đã được cải thiện, kéo theo đó giá thành cam quả của Hà Giang cũng sẽ nâng lên. Tuy nhiên cam sành trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGap cũng cho thu hoạch đúng mùa vụ vào tháng 12 dương lịch hàng năm, nên chưa thể xuất hiện cam sành Hà Giang trên thị trường.
Cùng quan điểm với ông Hoàng văn Xuân, chúng tôi có mặt tại gia đình ông Nguyễn Trung Kiên, là người trồng cam cũng như làm đầu mối thu gom, bao tiêu sản phẩm cho bà con gần chục năm nay khẳng định: người dân xã Vĩnh Hảo thu nhập chính từ cây cam, hầu hết các hộ đều thuộc thành phần kinh tế khá giả và ổn định, nên không vì lý do gì mà người dân trồng cam lại bán cam non với giá rẻ như vậy
Trước những thông tin đa chiều và không chính thống về tình trạng cam sành Hà Giang xuất hiện tràn lan trên thị trường, người trồng cam sành chỉ còn biết trông chờ sự vào cuộc của ngành chức năng, đồng thời trông chờ vào sự thông thái của người tiêu dùng cả nước, khi thương hiệu cam sành Hà Giang đang bị lợi dụng một cách công khai, trắng trợn.
Có thể bạn quan tâm

Dù phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển ở Đồng Tháp chưa lâu nhưng theo đánh giá từ các nhà chuyên môn thì nếu theo đuổi nghề, người nông dân sẽ bị “mất” nhiều hơn là “được”. Bởi đằng sau những lợi nhuận trước mắt là nhiều hệ lụy về môi trường cũng như phá vỡ cấu trúc quy hoạch vùng chuyên canh thủy sản của địa phương.

Bên cánh đồng thôn Bản Thẳm, chị Nguyễn Thị Hòa vẫn luôn tay gặt, dù biết có người đang trò chuyện với mình... Sự mải miết ấy được chị giải thích một cách ấn tượng: “Chưa năm nào gia đình tôi lại được gặt lúa chín vào thời điểm này. Lúa chín sớm quá!. Không vui, không nhanh tay gặt làm sao được!”.

Cam sành là loài cây ăn quả đặc sản của Hà Giang, cây cam sành được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Tính đến thời điểm cuối năm 2013 tổng diện tích cam sành cho thu hoạch đạt trên 11.000 ha và sản lượng ước đạt 11.500 tấn, trong đó huyện Bắc Quang có diện tích cam sành lớn nhất tỉnh.

Mạng tin "Chính sách thế giới" ngày 4/6 cho biết tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng "bí mật quốc gia".

So với cùng kỳ năm, do chi phí đầu tư đi biển tăng cao, nên các phương tiện khai thác gần bờ lợi nhuận giảm. Cộng thêm việc khai thác kém hiệu quả nên phần lớn hòa vốn. Các phương tiện hành nghề lưới tôm, lưới cá khoai đi trong ngày cho lãi từ 0,5 - 1 triệu đồng/ngày; nghề lưới rê cá cháy, cá chét, cá dù lãi từ 2 - 5 triệu đồng/chuyến (2 - 3 ngày)...