Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đi đầu xúc tiến thương mại

Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 5969/QĐ-UBND ngày 1/10/2013 của UBND TP Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở NN-PTNT Hà Nội.
Sau 2 năm đi vào hoạt động, tập thể cán bộ viên chức, lao động hợp đồng của trung tâm đã đoàn kết phấn đấu và dần đi vào ổn định trong công tác chỉ đạo và điều hành đơn vị.
Trung tâm đã tập trung xây dựng các quy chế, chương trình hoạt động và kế hoạch chi tiết nhằm duy trì và thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn như: Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ, quy chế làm việc của đơn vị, chương trình hoạt động Ban nhiệm kỳ 2015-2017, kế hoạch làm việc cả năm và từng tháng.
Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm đã khớp nối và tổ chức được 15 đoàn cán bộ quản lý, cơ sở SX, doanh nghiệp của Hà Nội đi các tỉnh, thành phố để kết nối giao thương.
Nội dung hợp tác tập trung vào hai lĩnh vực chính là liên kết đầu tư SX, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Tính đến nay, trung tâm đã đưa 30 lượt doanh nghiệp của Hà Nội chuyên SX, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, thiết bị ký kết hợp tác với các địa phương.
Qua đó chuyển giao hàng trăm con bò giống BBB, hàng vạn cây ăn quả (cam Canh, bưởi Diễn, thanh long ruột đỏ, nhãn muộn), hàng vạn hệ thống biogas composite... tới các tỉnh như Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình...
Bên cạnh đó, trung tâm còn đưa trên 70 lượt doanh nghiệp đi liên kết tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn của các tỉnh, thành phố. Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia chương trình hợp tác đã kết nối được với trên 40 cơ sở SX tiêu biểu của các tỉnh, thành.
Trong đó có trên 30 hợp đồng được ký kết với hơn 60 chủng loại mặt hàng đang được tiêu thụ trên các kênh phân phối của Hà Nội như mật ong Phong Thổ (Lai Châu), miến dong Tuyên Quang, vú rữa Lò Rèn...
Một trong những hoạt động đáng chú ý nữa là trung tâm đã tổ chức tốt các hội chợ, triển lãm chuyên ngành. Trong đó Hội chợ giống vật tư, thiết bị và sản phẩm nông nghiệp năm 2014 đã có hơn 2 vạn lượt khách tham quan mua sắm, doanh số mua bán giao dịch đạt trên 20 tỷ đồng.
Tiếp đó, Hội chợ sản phẩm nông nghiệp và làng nghề năm 2014 đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan, mua sắm.
Đầu tháng 10 tới đây, trung tâm tiếp tục tổ chức Hội chợ sản phẩm nông nghiệp và làng nghề năm 2015 (từ 8 - 11/10 tại 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội).
Với quy mô 200 gian hàng, trong đó phân làm hai khu, gồm khu triển lãm chung của ngành nông nghiệp Hà Nội (trưng bày những thành tựu đạt được của Thủ đô về nông nghiệp, nông thôn mới, các sản phẩm nông sản chất lượng cao, sản phẩm làng nghề tiêu biểu) và khu giới thiệu, trưng bày (gồm 188 gian hàng làng nghề, thức ăn, vật tư, giống, nông sản…).
Ông Nguyễn Văn Chí, GĐ Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết, thời gian tới trung tâm tiếp tục tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao của Hà Nội đến người tiêu dùng trong và ngoài thành phố.
Đồng thời đẩy mạnh hoạt động liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm kết nối xây dựng các chuỗi giá trị nông sản.
Đặc biệt, trung tâm sẽ tổ chức các Tuần lễ nông sản an toàn của các tỉnh, thành phố vừa để quảng bá sản phẩm vừa giúp cho người tiêu dùng nhận diện sản phẩm an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Vì thế, lệnh áp thuế đối với cá tra nhập khẩu từ VN sẽ được tiếp tục áp dụng. Tháng 6.2014, ITC thông báo mở cuộc rà soát lần thứ 2; đến ngày 29.9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra quyết định liên quan đến đợt rà soát lần 2 và kết luận việc dỡ bỏ lệnh thuế có thể dẫn tới tiếp tục hoặc tái diễn phá giá.

Ngày 29/1/2012, Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức đón sản phẩm đầu tiên. Từ đó đến nay, nhà máy luôn duy trì sản xuất ổn định, an toàn, đạt công suất cao. Sản lượng Đạm Cà Mau hiện đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước, đưa Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) trở thành một trong những nhà sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu của Việt Nam.

Ưu tiên mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển KT-XH vùng miền núi là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với đồng bằng. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bình quân mỗi năm tổng các nguồn đầu tư cho một huyện miền núi như Hướng Hóa là hơn 50 tỷ đồng, Đakrông khoảng 30 tỷ đồng.

Ngày 7-11, Trạm Khuyến nông huyện Định Hoá phối hợp Công ty cổ phần Syngenta, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai NK7328 với quy mô 0,28ha tại xóm Bản Lanh, xã Kim Phượng.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến bước đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2014, huyện Thọ Xuân đã thực hiện rà soát và cho chuyển đổi 1.967 ha đất trồng lúa ở vùng khó tưới và đất mía vùng bãi kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có giá trị; trong đó, đất lúa ở vùng khó tưới được chuyển đổi là 938 ha, còn diện tích đất mía vùng bãi là 1.029 ha.