Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung tâm Thủy sản chú trọng nâng cao chất lượng nguồn giống

Trung tâm Thủy sản chú trọng nâng cao chất lượng nguồn giống
Ngày đăng: 26/11/2015

Bằng việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế, Trung tâm đã trở thành địa chỉ tin cậy, cung cấp nguồn giống thủy sản đảm bảo chất lượng cho người dân trên địa bàn.

Được ví là nghề “một vốn, bốn lời”, chăn nuôi thủy sản đã và đang trở thành hướng đầu tư, phát triển của nhiều nông dân.

Nắm bắt được nhu cầu đó, Trung tâm Thủy sản đang ngày càng nỗ lực trong công tác khảo nghiệm giống mới và sản xuất cung ứng cá giống, cung cấp cho nhu cầu nuôi thủy sản của người dân.

Để tạo được uy tín và thành công, trong những năm qua, Trung tâm Thủy sản đặc biệt quan tâm tới việc khảo nghiệm, tuyển chọn nhập cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn làm giống, tạo ra những giống cá thương phẩm có chất lượng.

Hiện nay, Trung tâm có gần 5ha mặt nước để thực hiện cung ứng giống thủy sản.

Đơn vị đã thực hiện tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nhân giống, nuôi ương cá giống cung cấp cho các cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản của tỉnh Điện Biên.

Mỗi năm, đơn vị sản xuất từ 10 - 15 triệu con giống các loại, gồm trắm, trôi, mè, rô phi đơn tính… đều đạt chất lượng tốt, khả năng sinh trưởng và phát triển khá nhanh.

Bà Chu Thị Thanh Xuân, Giám đốc Trung tâm Thủy sản, cho biết: Không chỉ cung cấp giống năng suất cao, phẩm cấp tốt mà đơn vị còn tư vấn để người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, ứng dụng thành công trong mô hình nuôi thuỷ sản, giúp tận dụng tốt nguồn thức ăn tự nhiên, diện tích mặt nước.

Nhờ đó, năng suất và sản lượng thủy sản của tỉnh tăng khá cao, nhiều mô hình dự án trình diễn đã được áp dụng, nhân rộng và phát triển trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, Trung tâm đã lai tạo thành công và sản xuất duy nhất giống cá rô phi đơn tính cung ứng ra thị trường.

Từ giống cá này, nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh đã phát triển kinh tế và làm giàu từ mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm.

Đặc biệt, từ việc tuyển chọn, nuôi khảo nghiệm, những giống thủy sản mới được cho là khá phù hợp với điều kiện của tỉnh, đang được đơn vị xúc tiến nhân ra thị trường.

Một số giống thủy sản quý hiếm như: Tôm càng xanh, cá lóc, ba ba gai, cá lăng chấm thương phẩm trong ao.

Kết quả khảo nghiệm này là tín hiệu vui góp phần làm đa dạng, chủ động nguồn sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Trước đây, để có cá giống, Trung tâm phải đặt mua từ các đơn vị sản xuất thuỷ sản ở một số tỉnh rồi vận chuyển theo đường hàng không lên Điện Biên.

Do vậy, giá thành tương đối cao chưa kể những rủi ro mà đơn vị phải chấp nhận như vận chuyển xa, ảnh hưởng đến chất lượng cá giống.

Đến nay, việc sản xuất thành công cá giống từ giống bố mẹ nhập tại Trung tâm Thuỷ sản Trung ương lên đã tạo rất nhiều thuận lợi cho nhân dân.

Nông dân đến mua cá giống, được Trung tâm hướng dẫn chi tiết, cụ thể biện pháp kỹ thuật chăm sóc.

Ngoài chú trọng nuôi thủy sản ở những vùng có nhiều điều kiện thuận lợi như vùng lòng chảo, Trung tâm đã phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng kinh tế các huyện, thị chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi thủy sản cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, như:

Mô hình tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính cho đồng bào người Mông tại xã Sín Thầu, Chung Chải (huyện Mường Nhé); mô hình nuôi cá rô phi đơn tính cho dân tộc Cống tại xã Pa Tần (huyện Nậm Pồ) và Pa Thơm (huyện Điện Biên).

Đồng thời, phối hợp với Phòng Kinh tế T.X Mường Lay, phường Sông Đà xây dựng mô hình đồng quản lý, khai thác và bảo vệ vùng nuôi an toàn.

Mô hình này vẫn đang được thực hiện hiệu quả, giúp thực hiện tốt quản lý vùng nuôi, quản lý môi trường giao thông đường thủy.

Đặc biệt là mở rộng thị trường sang các tỉnh Bắc Lào với số lượng khoảng 10 vạn con cá giống.

Với những nỗ lực trong công tác kiểm định, nuôi khảo nghiệm giống mới và sản xuất cung ứng giống đảm bảo về chất lượng, Trung tâm Thủy sản đang trở thành cầu nối, chỗ dựa vững chắc trong việc chuyển giao kỹ thuật, cung cấp nguồn giống chất lượng tốt cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

80% Diện Tích Thảo Quả Ở Y Tý (Lào Cai) Không Cho Thu Hoạch 80% Diện Tích Thảo Quả Ở Y Tý (Lào Cai) Không Cho Thu Hoạch

Nguyên nhân thảo quả mất mùa là do đầu năm 2014, Y Tý hứng chịu đợt mưa tuyết dày khiến phần lớn diện tích cây thảo quả bị gẫy, chết rét, cần 3 năm sau mới cho thu hoạch.

04/11/2014
Giống Đậu Phộng TB25, L14 Đạt Năng Suất Cao Giống Đậu Phộng TB25, L14 Đạt Năng Suất Cao

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mô hình thâm canh cây đậu phộng năng suất cao vừa được triển khai tại soi Bàu Ông Quán (xã Xuân Quang 3), trên diện tích 2ha, với 28 hộ tham gia.

04/11/2014
Cây Bời Lời, “Chìa Khóa” Thoát Nghèo Ở Hướng Việt Cây Bời Lời, “Chìa Khóa” Thoát Nghèo Ở Hướng Việt

Cuộc sống người dân xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đang đổi thay từng ngày. Hiện nay người dân dưới chân đèo Sa Mù đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đưa vào thâm canh các loại cây trồng mới, trong đó hiệu quả nhất là phát triển mô hình trồng cây bời lời.

04/11/2014
Đại Biểu Kiến Nghị Sớm Có Sàn Giao Dịch Điện Tử Cho Nông Sản Đại Biểu Kiến Nghị Sớm Có Sàn Giao Dịch Điện Tử Cho Nông Sản

Đề cập vấn đề sử dụng công nghiệp thông tin cho lĩnh vực nông nghiệp, nông sản của Việt Nam ra trường thế giới, giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam vững mạnh, nông dân không bị rơi vào tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa như hiện nay. Đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) lấy làm ngạc nhiên bởi tại sao ta không đặt ra những định chế để phát triển sàn giao dịch nông sản đúng nghĩa như các nước trên thế giới đã làm hàng trăm năm qua.

05/11/2014
“Hoa Tặc” Hoành Hành Đất Cao Nguyên “Hoa Tặc” Hoành Hành Đất Cao Nguyên

Điều đáng nói là sau khi bị mất trộm, nông dân báo cho chính quyền và cơ quan chức năng sở tại nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận vụ việc chứ chưa tìm cách ngăn chặn, nên “hoa tặc” vẫn cứ lộng hành.

05/11/2014