Trung Tâm Nghiên Cứu Thủy Sản Nước Lạnh Hoàn Thiện Công Nghệ Ương Nuôi Giống Cá Trắng

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh (Viện Nghiên cứu Thủy sản 1) cho biết, đơn vị đã làm chủ được công nghệ ương nuôi giống cá trắng châu Âu (Coregonus lavaretus), một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao.
Theo đó, tỷ lệ nở của cá đạt >90%, tỷ lệ sống >80%. Trung tâm đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ sinh sản nhân tạo sản xuất giống cá trắng tại Việt Nam, sau khi có kết quả sẽ tiến hành chuyển giao công nghệ nuôi cho các cơ sở tại các vùng có khí hậu lạnh nhằm đa dạng hóa các đối tượng cá nước lạnh.
Bên cạnh đó, theo chia sẻ của ông Hải, Dự án ICI (hỗ trợ từ Chính phủ Phần Lan) nâng cao năng lực nghiên cứu cá nước lạnh tại Việt Nam đã kết thúc và đạt được kết quả rất tốt, được phía Phần Lan đánh giá rất cao. Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh đang chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2 của dự án (1/2014 - 12/2016) với nhiệm vụ chính là tiến hành chương trình chọn giống cá hồi vân tại Việt Nam.
Dự án nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá tầm Siberia (Acipenser baerii), bước đầu đơn vị đã cho đẻ thành công cá tầm, thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện công nghệ sinh sản nhân tạo góp phần chủ động trong việc sản xuất giống tại Việt Nam nhằm hạ giá thành sản phẩm đầu vào.
Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu các giống cá nước lạnh mới, có giá trị kinh tế cao, trước đó Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh đã thành công với rất nhiều dự án như: Dự án nhập công nghệ nuôi thương phẩm cá hồi vân tại vùng núi phía Bắc Việt Nam; Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá hồi vân tại Việt Nam; Nghiên cứu quy trình nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss);
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) toàn cái. Hiện, giống cá hồi vân là đối tượng nuôi đã được làm chủ các công nghệ nuôi thương phẩm, sản xuất giống, hàng năm Trung tâm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu con giống cho các trang trại tại khu vực Sa Pa (Lào Cai) nói riêng và toàn miền Bắc nói chung với sản lượng trên 80 vạn con giống/năm.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm hiện nay, nông dân huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đã thu hoạch xong vụ mì 2012 - 2013, với tổng diện tích hơn 2.600 ha, năng suất bình quân đạt 19 tấn/ha. Mặc dù năng suất giảm 20% so với vụ trước, nhưng nhờ được giá nên hộ trồng mì vẫn lãi từ 12 đến 14 triệu đồng/ha.

Công ty TNHH Thái An (tại xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn - Bình Định, viết tắt là Công ty Thái An), chuyên nuôi gà thương phẩm và gà giống vừa đầu tư 2 dây chuyền tự động tải thức ăn nuôi gà. Hệ thống được lập trình sẵn, giúp giảm nhiều lao động, tăng lợi nhuận cho người nuôi gà theo phương thức công nghiệp.

Anh Nguyễn Đức Dũng (51 tuổi) ở thôn Tân Quang, xã Sông Phan, Hàm Tân (Bình Thuận) đã đưa gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng với mô hình trồng hồ tiêu trên trụ cây cóc rừng.

Ông Trần Bữu Hoàng, ở ấp Tân Trị 2, xã Tân Phú, huyện Long Mỹ là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được nhiều người biết đến với mô hình trồng mãng cầu xiêm. Điều đặc biệt là ông biết cách cho cây mãng cầu ra trái theo ý muốn, vì vậy mà quanh năm, mùa nào trái mãng cầu cũng có mặt trên thị trường và thu nhập cả năm lên đến hàng trăm triệu đồng.

Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình nuôi tôm trong nhà kính đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL.