Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Bình Dương Cần Nhân Rộng Để Nông Dân Được Lợi!

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Bình Dương Cần Nhân Rộng Để Nông Dân Được Lợi!
Ngày đăng: 24/03/2014

Dù còn nhiều bất cập và ít thu hút đối với nông dân nhưng bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) cần tiếp tục được điều chỉnh, nhân rộng trong thời gian tới.

Nông dân chưa mặn mà

Ngay sau khi có Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm BHNN, Bình Dương đã nhanh chóng thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc và hàng loạt động thái có liên quan để tiến hành ngay. Trong thời gian này, Công ty Bảo hiểm (BH) Bảo Minh cũng nhanh chóng xác định mục tiêu, tuyên truyền sâu rộng để vận động bà con nông dân tham gia BHNN. Ngoài ra, suốt 3 năm qua, công ty cũng tổ chức 53 điểm đại lý BHNN trên địa bàn tỉnh để đem loại hình BH mới mẻ này đến tận tay nông dân có nhu cầu.

Tuy nhiên, cho đến nay Công ty BH Bảo Minh chỉ mới ký hợp đồng với vỏn vẹn 75 hộ chăn nuôi, số vật nuôi tham gia mới chỉ khiêm tốn dừng lại ở mức 1.850 con heo, 1 con bò sữa với tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng, tổng phí BH mà Nhà nước hỗ trợ và do chính nông dân bỏ ra để mua BH chỉ mới 359 triệu đồng. Đây là một con số thấp đến bất ngờ so với tổng đàn gia súc lên đến hàng triệu con của Bình Dương.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc triển khai thí điểm BHNN ở Bình Dương chưa đạt được kết quả như mong đợi. Đầu tiên phải thừa nhận, do lần đầu thực hiện thí điểm nên các văn bản chỉ đạo trước sau thiếu nhất quán, liên tục điều chỉnh. Chính điều này dẫn đến sự bị động, lúng túng của Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Ngoài ra, phí BHNN vẫn còn rất cao so với bà con nông dân.

Với điều kiện giá heo hơi, gà thịt bán tại chuồng từ đầu năm đến nay thường xuyên thấp hơn giá thành 5.000 - 6.000 đồng/kg, hầu hết người chăn nuôi không có điều kiện để tham gia.

Một bất cập nữa là thời gian bị thiệt hại trước khi công bố dịch bệnh chưa được xem xét bồi thường, tỷ lệ bị dịch bệnh phải trên 10% tổng đàn quy mô toàn xã và trang trại mới được bồi thường, loại bệnh được BH còn hạn chế, điều kiện tham gia BH khắt khe, chưa hấp dẫn nông dân. Chẳng hạn, người chăn nuôi chỉ có thể mua BH cho bò với 2 bệnh: lở mồm long móng và nhiệt thán.

Tuy nhiên, bệnh nhiệt thán lại không có trong lịch sử dịch tễ của Bình Dương, trong khi người chăn nuôi ở địa phương thực hiện tiêm phòng rất tốt cho đàn bò của mình. Bởi thế, dịch lở mồm long móng ít khi xảy ra nên số phí BH lên đến 2 triệu đồng/con bò/năm là bất khả thi.

Cần nhân rộng hơn nữa

Dù số người chăn nuôi tham gia BHNN còn ít nhưng phải thừa nhận rằng đây là một trong những loại hình tốt, cần thiết đối với ngành nông nghiệp. Ở các nước phát triển như Mỹ, Úc… việc triển khai tốt loại hình BH này giúp cho nông dân gắn bó với nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định an sinh xã hội. Đối với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, BHNN lại càng trở nên quan trọng.

Qua thực tế triển khai, BHNN đã bước đầu phát huy được hiệu quả tại một số hộ tham gia. Tính đến nay, sau 3 năm triển khai đã có một số hộ dân ở các huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bến Cát có đàn heo bị nhiễm bệnh nằm trong danh mục đền bù tiền BHNN.

Từ đó, Công ty BH Bảo Minh đã nhanh chóng lập danh mục đền bù thiệt hại. Đến nay, tổng số tiền mà nông dân mua BHNN có sự cố xảy ra đối với vật nuôi và được thụ hưởng tiền bồi thường tổn thất là 277,3 triệu đồng. Số tiền này phần nào giúp bà con giữ vững nguồn vốn, tái đàn nhanh chóng khi có sự cố.

Tuy nhiên, để BHNN ngày càng đi sâu vào đời sống, sản xuất của bà con nông dân, theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn. Ngoài ra, phí BH cần phải được giảm thấp hơn nữa để người chăn nuôi nhận thấy lợi ích lâu dài của việc mua BH. Bởi BHNN dù lợi đến mấy mà nông dân không thấy phù hợp với điều kiện của mình thì họ sẽ không tham gia.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam đánh giá: “Dù chỉ mới thí điểm nhưng BHNN cho thấy rõ vai trò quan trọng đối với người nông dân. Chính vì thế, BHNN sẽ góp phần ổn định đời sống, giúp người chăn nuôi, trồng trọt an tâm sản xuất. Do đó, trong thời gian tới cần tăng cường tuyên truyền, khuyến khích nông dân tự nguyện tham gia để bảo vệ quyền lợi của họ khi có sự cố xảy ra”.


Có thể bạn quan tâm

Người Dân Bình Phước Lại Đua Nhau Trồng Tiêu Người Dân Bình Phước Lại Đua Nhau Trồng Tiêu

Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.

28/10/2014
Người Phụ Nữ “Quyết Tâm Với Nấm Linh Chi” Người Phụ Nữ “Quyết Tâm Với Nấm Linh Chi”

Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.

28/10/2014
Hậu Giang Hỗ Trợ 99 Máy Gặt Đập Liên Hợp Cho Nông Dân Hậu Giang Hỗ Trợ 99 Máy Gặt Đập Liên Hợp Cho Nông Dân

Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.

28/10/2014
Trồng Chanh Lai Bông Tím Mang Lại Thu Nhập Khá Trồng Chanh Lai Bông Tím Mang Lại Thu Nhập Khá

Chanh lai bông tím là loại cây khá dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, đặc biệt được thị trường ưa chuộng. Chanh lai bông tím được xem là giải pháp tốt giúp bà con nhà vườn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch chổi rồng trên nhãn.

28/10/2014
Điện Lực Bình Thuận Đồng Hành Cùng Nông Dân Trồng Thanh Long Điện Lực Bình Thuận Đồng Hành Cùng Nông Dân Trồng Thanh Long

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ trên tỉnh Bình Thuận liên tục tăng với tốc độ cao. Trước sự tăng trưởng của phụ tải thanh long, ngoài việc nỗ lực đầu tư của ngành điện, Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) đã có nhiều chương trình hỗ trợ tích cực cho nông dân.

28/10/2014