Trung Tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư Tỉnh Tích Cực Chuyển Giao Tiến Bộ Kỹ Thuật Vào Sản Xuất

Theo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, trong 10 năm qua, đơn vị đã xây dựng được 24 loại mô hình với tổng quy mô là hơn 1.660 ha cây trồng các loại và 1.800 đầu con gia súc, 46.800 con gia cầm, hơn 21 ha ao cá và 24 chiếc máy sấy nông sản, thu hút gần 6.600 lượt hộ tham gia, trong đó có 38,5% lượt hộ là người dân tộc thiểu số; tổ chức gần 22.600 lớp tập huấn với hơn 90.000 lượt học viên tham gia…
Nhìn chung, nội dung xây dựng mô hình, tập huấn và huấn luyện chuyển giao của đơn vị khá phong phú. Nhiều thông tin cơ bản, thiết thực đã được truyền tải tới người dân, nhất là các thông tin như giới thiệu, sử dụng cây trồng mới, giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong các khâu sản xuất, phương pháp khuyến nông, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc phòng trừ dịch hại tổng hợp và chế biến, bảo quản, kỹ thuật chăn nuôi (heo thịt, gà thả vườn, ngan Pháp, nuôi bò thịt, bò sinh sản, nuôi dê..), kỹ thuật nuôi thủy sản, phương pháp thu thập, xử lý và sử dụng thông tin thị trường, vi tính căn bản…
Với những kết quả từ hoạt động, Trung tâm Khuyến nông -Khuyến ngư tỉnh đã góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, từng bước thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại theo hướng công nghệ cao và bền vững.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/trung-tam-khuyen-nong-khuyen-ngu-tinh-tich-cuc-chuyen-giao-tien-bo-ky-thuat-vao-san-xuat-35932.html
Có thể bạn quan tâm

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.

Những ngày qua, giá hải sản liên tục tăng, khiến ngư dân rất phấn khởi. Tại cảng cá khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu thuyền của ngư dân ra vào tấp nập, với những khoang cá đầy ắp.