Trung Tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư Tỉnh Tích Cực Chuyển Giao Tiến Bộ Kỹ Thuật Vào Sản Xuất

Theo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, trong 10 năm qua, đơn vị đã xây dựng được 24 loại mô hình với tổng quy mô là hơn 1.660 ha cây trồng các loại và 1.800 đầu con gia súc, 46.800 con gia cầm, hơn 21 ha ao cá và 24 chiếc máy sấy nông sản, thu hút gần 6.600 lượt hộ tham gia, trong đó có 38,5% lượt hộ là người dân tộc thiểu số; tổ chức gần 22.600 lớp tập huấn với hơn 90.000 lượt học viên tham gia…
Nhìn chung, nội dung xây dựng mô hình, tập huấn và huấn luyện chuyển giao của đơn vị khá phong phú. Nhiều thông tin cơ bản, thiết thực đã được truyền tải tới người dân, nhất là các thông tin như giới thiệu, sử dụng cây trồng mới, giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong các khâu sản xuất, phương pháp khuyến nông, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc phòng trừ dịch hại tổng hợp và chế biến, bảo quản, kỹ thuật chăn nuôi (heo thịt, gà thả vườn, ngan Pháp, nuôi bò thịt, bò sinh sản, nuôi dê..), kỹ thuật nuôi thủy sản, phương pháp thu thập, xử lý và sử dụng thông tin thị trường, vi tính căn bản…
Với những kết quả từ hoạt động, Trung tâm Khuyến nông -Khuyến ngư tỉnh đã góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, từng bước thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại theo hướng công nghệ cao và bền vững.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/trung-tam-khuyen-nong-khuyen-ngu-tinh-tich-cuc-chuyen-giao-tien-bo-ky-thuat-vao-san-xuat-35932.html
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%.

Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 530 hộ nuôi cá tra thương phẩm, tăng 6 hộ so với cùng kỳ 2014. Trong đó, số hộ nuôi cá thể chiếm 57,74% số hộ nuôi của toàn tỉnh. Vùng nuôi của doanh nghiệp chiếm trên 74% diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.319 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra đáp ứng yêu cầu nuôi thương phẩm trên địa bàn và một số địa phương vùng ĐBSCL.

Theo một nghiên cứu do Oceana công bố gần đây, gần 2/3 cá ngừ bán tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ ở Mỹ là loại cá khác. Kết luận này được đưa ra sau khi Oceana thực hiện một số chiến dịch bảo vệ và khôi phục đại dương.