Trung Tâm Chuỗi Cá Tra

Nghị định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra ra đời sau gần 5 năm bàn thảo, đáp ứng mong đợi của nhiều người. Tuy nhiên, đi vào điều khoản cụ thể thực hiện lại nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau, vì nhiều lý do, có cả tâm lý ngại thay đổi thói quen như câu nói "ai cũng muốn phát triển nhưng không muốn thay đổi". Trong đó, việc xác định chủ thể trung tâm của chuỗi sản phẩm xem ra đang là vấn đề trung tâm của các ý kiến trái chiều.
Lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần ở vị trí trung tâm.
Bởi doanh nghiệp phát triển thì cả ngành cá tra mới phát triển. Tuy nhiên, thực tế hơn chục năm qua, VASEP được tạo nhiều điều kiện chủ động nhưng kết quả lại đưa đến khủng hoảng. Những doanh nghiệp hàng đầu xuất khẩu cá tra vào Mỹ từng cam kết giá sàn để đảm bảo lợi nhuận cho chế biến và nuôi trồng, nhưng chính họ vi phạm cam kết.
Không ít doanh nhân tâm huyết với cá tra như ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, phải bức xúc về một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng và uy tín cá tra trên thị trường.
Hầu hết doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đang rất khó khăn về vốn, nhiều doanh nghiệp nợ lớn kéo dài với người nuôi, tự mình lo cho mình còn gian nan thì khả năng lo cho người nuôi càng hạn chế.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông phân tích: "Nuôi cá tra, người nuôi chịu rủi ro đến 70 - 80% trong khi họ được chia lợi nhuận có 20%. Chuỗi sản phẩm cá tra phải chia lợi ích hợp lý thì mới bền vững và theo quan điểm của tôi, phải đặt người nuôi vào vị trí trung tâm thì mới có thể bàn việc phân chia lợi ích hợp lý".
Nhưng các doanh nghiệp chế biến đã nuôi khoảng 70% sản lượng cá tra, nếu đặt người nuôi vào vị trí trung tâm thì phải chăng "chỉ vì 30%"? Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ông Hồ Văn Vàng, trả lời, đặt người nuôi ở vị trí trung tâm thì cũng có nghĩa đã đặt doanh nghiệp có vùng nuôi vào 70% trung tâm.
Dù ý kiến trái chiều thì thông tin đã có 44 vùng nuôi cá tra của 37 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng Thủy sản bền vững (ASC) lại đem đến niềm vui chung. Nhiều cái tên quen thuộc: Công ty XNK Thủy sản An Giang, Công ty CP Gò Đàng, Công ty CP Hùng Vương, Công ty CP Vĩnh Hoàn, Công ty CP Cổ Chiên, Công ty CP Nam sông Hậu và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Năm Vàng. Thông tin này của mấy tháng trước, bây giờ chắc đã tăng thêm. Nuôi cá tra đạt chứng nhận ASC và các chứng nhận khác như GlobalGAP, VietGAP sẽ giúp cá tra nâng cao hình ảnh trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng lợi nhuận.
Như thế những ý kiến trái chiều cũng có chung mục đích, mong muốn cá tra trở lại giá trị thực. Thì đó cũng là mục đích của Nghị định 36. Nghị định có các quy định đảm bảo chất lượng cho cả chuỗi sản phẩm cá tra, nhưng bắt đầu từ quy hoạch và kế hoạch nuôi, chế biến gắn với nhu cầu thị trường. Để trước tiên, nuôi cá phải có lợi nhuận thì mới bền vững, và theo đó chế biến xuất khẩu cũng có lợi nhuận. Nhưng hai bên phải gắn chặt với nhau, cũng là mong ước của chục năm qua.
Có thể bạn quan tâm

Yêu cầu chung cho chuồng trại của dê là cần thoáng, rộng, vững chắc và nên chia từng ngăn quản lý dê đực, dê cái, dê các lứa; có đầy đủ máng ăn, máng uống, có máng để bổ sung lượng muối hàng ngày, xung quanh chuồng cần phải được che chắn để tránh gió lùa và các loại côn trùng đốt... Ngoài ra cần vệ sinh, sát trùng chuồng trại theo định kỳ, kết hợp tẩy giun sán và tiêm phòng cho dê.

Theo báo cáo Tổng cục Thủy sản, trong tháng 11, ước tổng sản lượng thủy sản đạt 471 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác 207 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng 264 nghìn tấn. Lũy kế 11 tháng đầu năm tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5,7 triệu tấn (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 2,7 triệu tấn (tăng 5,5%) sản lượng nuôi trồng 3 triệu tấn (tăng 4,5%).

Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Thú y tỉnh Long An - Nguyễn Văn Cường cho biết: “2 nguyên nhân chính khiến dịch bệnh cứ “tái đi, tái lại” là: Thứ nhất, do người dân chưa tiêm phòng vật nuôi theo đúng quy trình, lứa tuổi theo quy định, đến khi thấy có dịch bệnh xảy ra thì mới bắt đầu tiêm đối phó;

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất giống thủy sản, TP Cần Thơ đang thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng như khu sản xuất giống thủy sản tập trung, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các khu vực nuôi cá tra. Đặc biệt, thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Giống thủy sản cấp I Cần Thơ tại huyện Vĩnh Thạnh để đưa vào hoạt động trong năm 2015.

Hiện tại, tổng đàn heo nái chăn nuôi gia công của CP có khoảng 200 ngàn con với năng suất bình quân 23,5 heo con cai sữa/heo nái/năm, tương đương 4,7 triệu heo con nuôi làm giống và nuôi thịt hàng năm. Được biết, lượng thịt heo của toàn hệ thống CP cung ứng cho thị trường xấp xỉ bằng lượng heo thịt của tỉnh Đồng Nai.