Trung Quốc tung chiêu, thanh long rớt giá thảm

Thanh long loại đạt chuẩn bán nội địa và xuất khẩu giá bán chỉ khoảng 6.000 - 7.000 đồng/kg, loại cao nhất cũng ở mức thấp 10.000 đồng/kg. Với mức giá này người trồng lỗ khoảng 4.000 đồng/kg. Giá thấp, lỗ nhưng nông dân buộc phải bán vì nguồn cung hiện nay quá lớn.
Giá thanh long ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng tuột dốc, loại lớn ở mức 7.000 đồng/kg, loại nhỏ chỉ 3.000 - 4.000 đồng/kg. Thậm chí thanh long quá nhỏ, không đạt chuẩn (gọi là hàng dạt) giá chỉ 500 - 1.000 đồng/kg. Điều này lý giải tại sao thanh long đổ đống bán đầy đường ở TP.HCM và bỏ ra 10.000 đồng có thể mua được 3 kg thanh long.
Đại diện một doanh nghiệp chuyên thu mua thanh long ở Tiền Giang cho hay các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc vẫn ăn hàng nhưng họ mua rất “quái” bằng cách tung ra đội ngũ nhân viên rất lớn xuống tận từng hộ trồng thanh long tìm hiểu hỏi mua.
Đáng chú ý là doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra một mức giá mua thống nhất để từ đó các nhân viên ra giá với nông dân Việt. Mức giá thấp hiện nay cũng do các doanh nghiệp Trung Quốc ấn định, buộc người trồng phải bán vì không ai mua giá cao hơn nữa.
“Trong khi đó các doanh nghiệp Việt thường chỉ mua qua thương lái nên giá cả và thị trường thanh long do doanh nghiệp Trung Quốc nắm. Nguồn cung nhiều, ít thị trường, người trồng lẫn doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ trông chờ thị trường Trung Quốc nên có hợp đồng là mừng rồi. Thêm nữa, nhiều doanh nghiệp Việt chỉ bán thanh long qua điện thoại, không có hợp đồng, hàng chuyển ra đến cửa khẩu mới nhận tiền nên rủi ro rất cao” - vị đại diện doanh nghiệp này chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh sự liên kết giữa “bốn nhà” (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) nhằm tìm hướng phát triển ổn định, bền vững cho nghề nuôi cá tra. Thị xã Ngã Bảy là nơi đầu tiên trong tỉnh thực hiện việc liên kết “bốn nhà” và đang có những kết quả khả quan.

Sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, năm 21 tuổi, anh Nguyễn Văn Minh (thường gọi là Đức, SN 1949) lên Đăk Lăk tìm cơ hội mới và lập nghiệp tại khối 5, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột. Lúc đầu với hai bàn tay trắng, giờ đây ông Minh đã trở thành một "cao thủ" nuôi heo rừng có tiếng, thu nhập lên tới trên 500 triệu đồng/năm.

Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).

Khoảng tháng chạp, tháng giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc bổi từ khai thác tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên nghề sản xuất cá giống bước vào vụ mới. Nhiều người nuôi hiện đã rất thành công trong việc nuôi cá bống tượng kết hợp với nuôi cá sặc bổi.

Sả là một trong những gia vị phổ biến nhất ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan. Cũng giống như gừng, nghệ, tỏi, sả không những được dùng để tăng thêm sự đậm đà và ngon miệng cho món ăn, nó còn được dùng như thuốc để điều trị. Dưới đây chúng ta cùng khám phá những tác dụng vô cùng độc đáo của loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn này.