Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc tung chiêu, thanh long rớt giá thảm

Trung Quốc tung chiêu, thanh long rớt giá thảm
Ngày đăng: 04/09/2015

Thanh long loại đạt chuẩn bán nội địa và xuất khẩu giá bán chỉ khoảng 6.000 - 7.000 đồng/kg, loại cao nhất cũng ở mức thấp 10.000 đồng/kg. Với mức giá này người trồng lỗ khoảng 4.000 đồng/kg. Giá thấp, lỗ nhưng nông dân buộc phải bán vì nguồn cung hiện nay quá lớn.

Giá thanh long ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng tuột dốc, loại lớn ở mức 7.000 đồng/kg, loại nhỏ chỉ 3.000 - 4.000 đồng/kg. Thậm chí thanh long quá nhỏ, không đạt chuẩn (gọi là hàng dạt) giá chỉ 500 - 1.000 đồng/kg. Điều này lý giải tại sao thanh long đổ đống bán đầy đường ở TP.HCM và bỏ ra 10.000 đồng có thể mua được 3 kg thanh long.

Đại diện một doanh nghiệp chuyên thu mua thanh long ở Tiền Giang cho hay các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc vẫn ăn hàng nhưng họ mua rất “quái” bằng cách tung ra đội ngũ nhân viên rất lớn xuống tận từng hộ trồng thanh long tìm hiểu hỏi mua.

Đáng chú ý là doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra một mức giá mua thống nhất để từ đó các nhân viên ra giá với nông dân Việt. Mức giá thấp hiện nay cũng do các doanh nghiệp Trung Quốc ấn định, buộc người trồng phải bán vì không ai mua giá cao hơn nữa.

“Trong khi đó các doanh nghiệp Việt thường chỉ mua qua thương lái nên giá cả và thị trường thanh long do doanh nghiệp Trung Quốc nắm. Nguồn cung nhiều, ít thị trường, người trồng lẫn doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ trông chờ thị trường Trung Quốc nên có hợp đồng là mừng rồi. Thêm nữa, nhiều doanh nghiệp Việt chỉ bán thanh long qua điện thoại, không có hợp đồng, hàng chuyển ra đến cửa khẩu mới nhận tiền nên rủi ro rất cao” - vị đại diện doanh nghiệp này chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Tháng Một Giảm Gần 14% Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Tháng Một Giảm Gần 14%

Trái ngược với xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm vừa qua, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành như: thủy sản, gạo, càphê, gỗ, hạt tiêu…

27/01/2015
Agribank Bắc Kạn Ưu Tiên Vốn Lĩnh Vực Nông Nghiệp, Nông Thôn Agribank Bắc Kạn Ưu Tiên Vốn Lĩnh Vực Nông Nghiệp, Nông Thôn

Tăng được dư nợ thêm gần 100 tỷ đồng trong năm 2014 có thể coi là một thành công lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Bắc Kạn. Trong đó, vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn tỉnh.

27/01/2015
Nhộn Nhịp Vựa Nông Sản Nhộn Nhịp Vựa Nông Sản

Không khí tết len lỏi đến vườn cây bằng tín hiệu thu hoạch thì thị trường trái cây tết cũng bắt đầu sôi động. Các loại trái cây chủ lực của chợ tết như bưởi, cam, chanh, quýt, mãng cầu,... đang được nhiều vựa tất bật thu mua, có loại đang chuẩn bị thu hoạch cũng đã được đặt hàng trước vài tuần. Tại vườn, các thương lái ráo riết “săn hàng” để kịp đưa trái cây bán ra chợ tết.

27/01/2015
Sức Dân Làm Đường Sức Dân Làm Đường

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như các kế hoạch về xây dựng GTNT trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn, nguồn thu ngân sách không ổn định, vốn đầu tư công cắt giảm song với quyết tâm và kiên định mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh đã tập trung nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và GTNT nói riêng. Riêng lĩnh vực GTNT, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh không bị cắt giảm mà luôn duy trì ổn định 60 - 90 tỷ đồng/năm.

27/01/2015
Cây Thuốc Giấu Trên Đỉnh Ngọc Linh Cây Thuốc Giấu Trên Đỉnh Ngọc Linh

Xã Trà Linh bây giờ vẫn còn là một miền đất cao vợi, xa xôi nhất ở Nam Trà My, mặc dù đường sá đã được thảm nhựa. Và các nóc làng người Xê Đăng sống quanh lưng chừng đỉnh núi Ngọc Linh cao hơn 2.589m, quanh năm mây phủ nên muốn lên đây chỉ có cách duy nhất là leo núi với những dốc cao dựng đứng. Người khỏe mạnh đi bộ từ trung tâm xã (đoạn cuối đường giao thông) về các thôn mất ít nhất 4 giờ.

27/01/2015