Trung Quốc Tận Thu Tôm Nguyên Liệu

Trong gần 1 tháng qua đã xuất hiện tình trạng thương lái ồ ạt thu mua số lượng lớn tôm nguyên liệu tại nhiều tỉnh ở khu vực miền Trung với giá cao rồi bán đi Trung Quốc.
Chưa bao giờ, người nuôi tôm ở Phú Yên lại thấy giá tôm tăng cao như vụ này, từ chỗ chỉ 90.000 đồng/kg đối với loại trên 100 con/kg hồi đầu vụ, sau đó tăng lên 120.000 đồng, rồi 130.000 đồng/kg. Ở ngay những vùng nuôi tôm, thương lái tập kết sẵn xe, thùng xốp, máy xay đá để đóng tôm nguyên liệu đưa sang Trung Quốc với số lượng hơn 50 tấn tôm/ngày.
Nhiều tháng qua, thương lái ở các tỉnh phía Bắc trực tiếp đến các vùng nuôi tôm Phú Yên thu mua, hoặc thông qua các doanh nghiệp thủy sản đặt mua tôm nguyên liệu với số lượng lớn. Có thời điểm, gần chục thương lái tìm đến Phú Yên để mua tôm nguyên liệu, sau đó cấp đông để đưa đi Trung Quốc. Vấn đề ở đây là tư thương Trung Quốc đưa ra giá thu mua cao hơn 10.000-30.000 đồng/kg so với các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu trong nước.
Ông Nguyễn Văn Phong, Công ty CP Thủy sản Thông Thuận, TP.Cam Ranh, Khánh Hòa cho biết: “Thương lái mua đi Trung Quốc nhiều quá, đẩy gia lên cao nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn”.
Đã có tình trạng cả doanh nghiệp trước kia làm đầu mối thu mua tôm cho các nhà máy trong nước, nay cũng đứng ra thu mua để bán lại cho thương lái Trung Quốc. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thật sự lo ngại trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có công văn gửi các tỉnh ven biển kiểm soát việc bán tôm cho Trung Quốc. Tuy nhiên, những khuyến cáo của cơ quan chức năng vẫn chưa hữu hiệu khi mà ở các vùng nuôi tôm miền Trung, những chiếc xe thu mua tôm đưa sang Trung Quốc vẫn hoạt động nhộn nhịp.
Kiểu thu mua tràn lan như hiện nay không chỉ khiến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước gặp khó, mà còn làm ảnh hưởng đến nỗ lực kiểm soát kháng sinh và chất lượng tôm nuôi mà ngành tôm Việt Nam đã triển khai trong thời gian qua. Đó là chưa kể, nguy cơ dịch bệnh kéo dài khi vì lợi nhuận trước mắt, nhiều người lại ồ ạt thả nuôi cho vụ mới.
Có thể bạn quan tâm

Ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau thành lập tổ hợp tác (THT) đầu tiên của ấp về nuôi tôm sú nước tịnh. THT có 33 hộ với diện tích 50,5 ha. Tôm thả nuôi vào ngày 6/12/2014, mật độ thả tôm 1 con/mét vuông, do Công ty TNHH MTV Sản xuất tôm giống Dương Hùng làm kỹ thuật và đầu tư ứng trước giống, sau khi thu hoạch trả tiền dần theo mức độ thu hoạch.

Thời gian gần đây, lực lượng thú y huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) kết hợp với chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã lập đoàn kiểm tra hơn 50 đàn vịt chạy đồng từ các nơi khác di chuyển về ruộng lúa Đông xuân 2014 - 2015 của người dân đã thu hoạch và chuẩn bị xuống giống vụ Hè thu 2015.
Xuất thân trong một gia đình nông dân, ông Nguyễn Quang Minh ở xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã thực hiện có hiệu quả mô hình kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ cao kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt.

Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.