Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc Tạm Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Myanmar

Trung Quốc Tạm Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Myanmar
Ngày đăng: 27/09/2014

Các nhà chức trách Trung quốc đang tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn xuất khẩu gạo tiểu ngạch từ Myanmar qua cửa khẩu biên giới Muse.

Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.

Hầu hết, gạo được các thương nhân mua được xuất khẩu từ Mandalay thông qua đường cao tốc Mandalay-Muse. Với những biện pháp ngăn chặn hiện tại của Trung Quốc, thương nhân Myanmar cũng đã ngừng xuất khẩu gạo từ Mandalay tới biên giới Muse.

Một số thương nhân Trung Quốc cho biết trên các phương tiện truyền thông địa phương rằng, chính quyền cấm triệt để nhập khẩu gạo qua biên giới.

Việc nhập khẩu gạo tiểu ngạch từ Myanmar là bất hợp pháp vì không có thỏa thuận xuất khẩu chính thức giữa Trung Quốc và Myanmar. Hiện cả hai nước đang quan tâm và nỗ lực hoàn tất thỏa thuận này.

Từ lâu, Trung Quốc đã phàn nàn rằng lượng gạo xuất khẩu bất hợp pháp từ Myanmar ngày càng tăng và lo ngại rằng gạo Myanmar không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật của Trung Quốc. Mới đây, Trung Quốc đã yêu cầu Myanmar đảm bảo tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh đối với gạo.

Gần đây, Bộ trưởng Thương mại Myanmar cho biết Myanmar sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán với Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) để sớm tìm được khung pháp lý nhằm hợp pháp hóa xuất khẩu gạo Myanmar sang Trung Quốc. Myanmar cũng sẽ nỗ lực ban hành hạn ngạch xuất khẩu để đảm bảo toàn bộ gạo xuất khẩu từ nước này sang Trung Quốc đều hợp pháp.

Ngoài ra, Myanmar cũng đang có kế hoạch hoàn tất Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Trung Quốc, kể cả gạo và các nông sản khác.

Theo báo cáo của World Bank công bố hồi tháng 6, xuất khẩu gạo của Myamar sang Trung Quốc tăng gần 125 lần từ 2011 tới nay và phần lớn được xuất khẩu qua biên giới phía bắc. Riêng năm 2013, Myanmar xuất khẩu 747.000 tấn gạo sang Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới Muse.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân trồng chè VietGAP Nông dân trồng chè VietGAP

Cây chè cho thu nhập ổn định của một vùng nông nghiệp rộng lớn tại Bảo Lâm, Bảo Lộc. Gắn bó với người nông dân nhưng từ nhiều năm nay, cây chè vẫn đang phát triển khá tự phát, người trồng chè chưa chú trọng tới năng suất, chất lượng đi kèm với bảo vệ môi trường bền vững.

03/11/2015
Lâm Đồng cầu cứu Hiệp hội chè Việt Nam Lâm Đồng cầu cứu Hiệp hội chè Việt Nam

Trước tình hình hơn 2.000 tấn chè ô long của Lâm Đồng bị tồn kho không bán được, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam vào cuộc trợ giúp.

03/11/2015
Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng thêm 500 ngàn đồng/tấn Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng thêm 500 ngàn đồng/tấn

Hôm nay (30/10), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều tiếp tục tăng khá mạnh. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 11/15 tiếp tục tăng thêm 26 USD/tấn hay +1,69% lên mức 1.566 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng 26 - 28 USD/tấn.

03/11/2015
IGC dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015-16 giảm 1% IGC dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015-16 giảm 1%

Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015-16 đạt 474 tấn, giảm 1% so với 478 triệu tấn của niên vụ trước và giảm so với 477 triệu tấn dự báo trước đó.

03/11/2015
Làm rõ trách nhiệm của đơn vị cung ứng giống ngô có bắp nhưng không hạt ở Sa Pa Làm rõ trách nhiệm của đơn vị cung ứng giống ngô có bắp nhưng không hạt ở Sa Pa

Như báo Nhân Dân đã đưa tin, hàng chục héc-ta ngô lai VN10 trồng ở xã Bản Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai) có bắp nhưng không có hạt, gây thất thu cho nông dân. Đơn vị cung ứng giống ngô này là Công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương.

03/11/2015