Trung Quốc Tạm Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Myanmar

Các nhà chức trách Trung quốc đang tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn xuất khẩu gạo tiểu ngạch từ Myanmar qua cửa khẩu biên giới Muse.
Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.
Hầu hết, gạo được các thương nhân mua được xuất khẩu từ Mandalay thông qua đường cao tốc Mandalay-Muse. Với những biện pháp ngăn chặn hiện tại của Trung Quốc, thương nhân Myanmar cũng đã ngừng xuất khẩu gạo từ Mandalay tới biên giới Muse.
Một số thương nhân Trung Quốc cho biết trên các phương tiện truyền thông địa phương rằng, chính quyền cấm triệt để nhập khẩu gạo qua biên giới.
Việc nhập khẩu gạo tiểu ngạch từ Myanmar là bất hợp pháp vì không có thỏa thuận xuất khẩu chính thức giữa Trung Quốc và Myanmar. Hiện cả hai nước đang quan tâm và nỗ lực hoàn tất thỏa thuận này.
Từ lâu, Trung Quốc đã phàn nàn rằng lượng gạo xuất khẩu bất hợp pháp từ Myanmar ngày càng tăng và lo ngại rằng gạo Myanmar không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật của Trung Quốc. Mới đây, Trung Quốc đã yêu cầu Myanmar đảm bảo tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh đối với gạo.
Gần đây, Bộ trưởng Thương mại Myanmar cho biết Myanmar sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán với Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) để sớm tìm được khung pháp lý nhằm hợp pháp hóa xuất khẩu gạo Myanmar sang Trung Quốc. Myanmar cũng sẽ nỗ lực ban hành hạn ngạch xuất khẩu để đảm bảo toàn bộ gạo xuất khẩu từ nước này sang Trung Quốc đều hợp pháp.
Ngoài ra, Myanmar cũng đang có kế hoạch hoàn tất Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Trung Quốc, kể cả gạo và các nông sản khác.
Theo báo cáo của World Bank công bố hồi tháng 6, xuất khẩu gạo của Myamar sang Trung Quốc tăng gần 125 lần từ 2011 tới nay và phần lớn được xuất khẩu qua biên giới phía bắc. Riêng năm 2013, Myanmar xuất khẩu 747.000 tấn gạo sang Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới Muse.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai xây dựng mô hình trình diễn nuôi ếch trong bể tại 02 hộ là hộ ông Trần Văn Bảy ở ấp Phước Thọ và hộ bà Vũ Thị Nhài ở ấp Hải Lâm thuộc xã Phước Hưng, huyện Long Điền.

So với cùng kỳ năm trước, giá nhiều loại cá giống như: rô phi, điêu hồng, cá lóc, tai tượng…đã tăng từ 5.000-20.000 đồng/kg hoặc một vài trăm đồng/con. Giá tăng chủ yếu do chi phí sản xuất và vận chuyển tăng, ngoài ra sức mua tăng cũng góp phần làm cho giá nhích lên.

Đồng thời tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trong đó chú trọng quy hoạch vùng sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm hạ giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng cường chuỗi giá trị hàng hóa và đẩy mạnh liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ.

Theo dự báo của các chuyên gia, XK thủy sản năm nay nhiều khả năng sẽ vượt mốc 7 tỷ USD. Tôm vẫn là sản phẩm XK chính, đạt gần 1,8 tỷ USD chỉ trong 6 tháng đầu năm.

Giá gà công nghiệp tại các trại chăn nuôi ở các tỉnh miền Đông (khu vực chiếm 2/3 sản lượng gà công nghiệp của cả nước), 2 tuần qua còn 26.500 đồng/kg (giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng).