Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc phá giá nhân dân tệ thị trường phân bón nội địa Việt Nam hưởng lợi

Trung Quốc phá giá nhân dân tệ thị trường phân bón nội địa Việt Nam hưởng lợi
Ngày đăng: 07/09/2015

Theo báo cáo của Bộ Công Thương tháng 8 năm 2015, ước sản lượng phân đạm urê đạt 150,3 nghìn tấn, giảm 20,4% so với cùng kỳ năm 2014; phân NPK khoảng 208,3 nghìn tấn, tăng 6,9% so cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân urê ước đạt 41,7 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ, sản lượng phân NPK ước đạt 141,3 nghìn tấn, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2014.

8 tháng đầu năm 2015, ước sản lượng phân đạm urê đạt 1.431,3 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2014; phân NPK khoảng 1.675,4 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân urê 8 tháng đầu năm ước đạt 375,3 nghìn tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2014, sản lượng phân NPK ước đạt 1.185,3 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Nhập khẩu phân bón 8 tháng đầu năm 2015 tăng 15,7% về số lượng và tăng 14,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Trong tháng, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, do có sự chủ động trong sản xuất và tích trữ của các doanh nghiệp phân bón trong nước nên không có tình trạng khan hàng; tiêu thụ phân bón trong nước giảm chủ yếu do không phải mùa vụ chăm bón cho cây trồng nên sức mua yếu; giá các loại phân bón giảm nhẹ.

Trước việc Trung Quốc điều chỉnh giảm giá đồng Nhân dân tệ để thúc đẩy cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường Thế giới; Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã nới biên độ tỷ giá ngoại tệ lên +/- 3% và tăng tỷ giá thêm 1%, tương đương với việc tăng giá hàng tối đa thêm khoảng 5% là một khó khăn, thách thức đối với các nhà nhập khẩu nói chung và những nhà nhập khẩu phân bón nói riêng.

Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, các nhà sản xuất phân bón nội địa tại Việt Nam đang có lợi thế, nhất là nhà máy sản xuất Urê và DAP.

Bộ Công Thương cho biết thị trường phân bón trong thời gian tới sẽ xác lập một mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi cho các nhà sản xuất phân bón nội địa.


Có thể bạn quan tâm

Thách Thức Sản Xuất Nông Nghiệp Thách Thức Sản Xuất Nông Nghiệp

Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.

03/04/2014
Thực Trạng Và Giải Pháp Nguồn Nhân Lực Trong Khai Thác Thủy Sản Thực Trạng Và Giải Pháp Nguồn Nhân Lực Trong Khai Thác Thủy Sản

Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.

03/04/2014
Cá Ngừ Đánh Bắt Trong Nước Không Thể Xuất Khẩu Cá Ngừ Đánh Bắt Trong Nước Không Thể Xuất Khẩu

Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.

03/04/2014
Việt Nam Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu Cá Ngừ Đạt 560 Triệu USD Việt Nam Đặt Mục Tiêu Xuất Khẩu Cá Ngừ Đạt 560 Triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.

03/04/2014
Long Hựu Đông - Cần Đước (Long An) Nuôi Tôm Nước Ngọt Và Sự Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững? Long Hựu Đông - Cần Đước (Long An) Nuôi Tôm Nước Ngọt Và Sự Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững?

Trong tổng số hơn 1.000ha đất nông nghiệp của xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An), có trên 200ha đất ngoài khu vực đê bao được nông dân khai thác nuôi tôm hơn 10 năm qua, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã còn gần 800ha đất sản xuất nông nghiệp (đã được thi công đê bao ngăn mặn, trữ ngọt) sản xuất lúa 2 vụ.

04/04/2014