Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc Ngừng Nhập Thịt, Giá Lợn Giảm Nhanh

Trung Quốc Ngừng Nhập Thịt, Giá Lợn Giảm Nhanh
Ngày đăng: 13/03/2012

Giá giảm 15%

Chợ lợn An Nội (huyện Bình Lục, Hà Nam) là một trong những chợ lợn lớn nhất miền Bắc. Mỗi ngày chợ cung cấp hàng nghìn con lợn cho Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần được xuất đi TQ.

Một số thương lái ở đây cho biết, sau thông tin TQ ngừng nhập thịt, trong vài ngày nay, giá lợn đã hạ từ 53.000 đồng xuống còn 47.000 đồng/kg. Ngoài ra, sức mua lợn của các đại lý, lái buôn cũng giảm khoảng 15% so với trước. Nguyên nhân chính khiến giá giảm, vì một số đầu mối mua lợn để xuất đi đường chính ngạch đã dừng mua.

Ông Nguyễn Văn Nam - một thương lái thường xuyên xuất lợn đi TQ cho hay: “Mấy ngày nay, cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh không xuất lợn qua nữa, nên chúng tôi phải đi đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Chi Ma. Các đầu mối ở TQ đã lợi dụng việc ngừng nhập thịt để ép giá nên tôi đang tạm dừng xuất để thương lượng giá cả”.

Anh Trần Văn Hải - một nông dân đưa lợn đến bán ở chợ An Nội cho biết: “Giá lợn hiện nay thấp hơn trước Tết rất nhiều. Có ngày, lợn được nhập cho thương lái chỉ khoảng 38.000- 40.000 đồng/kg hơi, giảm nhiều so với mức 60.000 đồng/kg trước Tết".

“Ta về ta tắm ao ta!”

Theo nhận định của các thương lái ở chợ An Nội, với lượng lợn như hiện nay, thực tế vẫn chưa đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Ông Tống Đức Du- Trưởng phòng NNPTNT huyện Bình Lục khẳng định: “Giá lợn hơi như hiện nay chưa tác động nhiều đến người chăn nuôi và họ vẫn có lãi. Để tránh thua lỗ, người dân có thể dừng không xuất lợn, chờ khi thị trường ổn định trở lại”.

Hầu hết số lợn được buôn bán ở chợ An Nội chủ yếu được xuất sang TQ qua con đường tiểu ngạch. Song theo phản ánh của các đại lý thu mua lợn ở đây, mấy ngày nay các lái buôn lợn của TQ cũng ít sang nhập lợn hơn. Trước tình hình này, nhiều đại lý đã chủ động phân phối nguồn hàng vào thị trường trong nước.

Đang “đóng” lợn lên xe chuẩn bị chở xuất đi TQ, anh Lê Văn Tiến cho biết: “Thực tế, lượng lợn xuất đi TQ theo đường chính ngạch rất ít, chủ yếu xuất theo đường tiểu ngạch, nên không ảnh hưởng nhiều lắm. Hơn nữa, giá lợn xuất đi TQ cũng chỉ nhỉnh hơn giá trong nước chút ít, nếu không xuất đi TQ, chúng tôi sẽ xuất đi các tỉnh khác”.

Anh Hoàng Văn Bình - chủ một đại lý ở chợ lợn An Nội cũng cho biết: “Chúng tôi mua và nhập cho các chủ đi tiêu thụ trong nước có khi còn được giá hơn các chủ nhập đi TQ. TQ cấm nhập thịt, có thể chỉ là “chiêu” ép giá để mua lợn với giá rẻ”.


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm VietGAP nào được hỗ trợ Sản phẩm VietGAP nào được hỗ trợ

Bạn đọc Trần Thị Dung (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Sản phẩm nào trong nông nghiệp, thủy sản nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước? Và được hỗ trợ thế nào?

29/10/2015
Nông dân với tái cơ cấu mong có hiệp hội lúa gạo kiểu Myanmar Nông dân với tái cơ cấu mong có hiệp hội lúa gạo kiểu Myanmar

Dù đã sửa đổi, bổ sung, lấy ý kiến từ nhiều cơ quan, đơn vị trong gần 2 năm qua, Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là đề án) vẫn bị cho là không sát thực tế.

29/10/2015
Hành trình 40 năm đưa nhãn chín muộn xuất ngoại Hành trình 40 năm đưa nhãn chín muộn xuất ngoại

Gần 40 năm gắn bó, phát triển giống nhãn trái mùa, nông dân Triệu Tiến Ích đã phát triển được giống nhãn của riêng mình, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông đã vinh dự trở thành 1 trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô năm 2015.

29/10/2015
Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi xử lý hình sự mới ngăn chặn được Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi xử lý hình sự mới ngăn chặn được

“Phải đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi thành pháp lệnh hoặc luật quản lý thức ăn chăn nuôi như nhiều nước, mới đủ sức mạnh xử lý vi phạm.

29/10/2015
Tập trung nguồn lực để vươn khơi Tập trung nguồn lực để vươn khơi

Khai thác hải sản tại xã Bình Minh (Thăng Bình) đã có những chuyển biến vượt bậc nhờ ngư dân biết cách tiếp cận các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước để đóng tàu lớn vươn khơi và áp dụng đa dạng ngành nghề sản xuất.

30/10/2015