Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc Là Ẩn Số Với Xuất Khẩu Gạo Việt Nam

Trung Quốc Là Ẩn Số Với Xuất Khẩu Gạo Việt Nam
Ngày đăng: 26/09/2014

Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực VN (VFA), thị trường xuất khẩu (XK) gạo từ nay đến cuối năm có nhiều dấu hiệu tích cực và nhu cầu từ các nước nhập khẩu tăng lên.

Cụ thể Philippines đang  có  nhu  cầu  nhập  500.000  tấn,  giao  hàng  từ  tháng 10 - 12 và  có khả năng  sẽ nhập  thêm. Sau khi mở  thầu không  thành công vào ngày 27.8 do giá chào cao hơn mức giá  trần quy định, Philippines sẽ phải điều chỉnh tăng mức ngân sách theo giá thị trường để mở thầu lại. Indonesia cũng có nhu cầu nhập khẩu 400.000 - 500.000 tấn gạo từ nay đến cuối năm.

Trong đó, nước này đã ký mua 175.000 tấn với Thái Lan,  số  còn  lại đang  giao dịch  tiếp  với các  nguồn cung cấp khác. Malaysia đang chờ thực hiện các hợp đồng đã ký và thông thường nhu cầu sẽ trở lại vào cuối năm để thực hiện kế hoạch nhập khẩu cho năm sau. Thị trường châu Phi lại đang gặp vấn đề nghiêm trọng do dịch bệnh Ebola làm ảnh hưởng đến thương mại gạo với khu vực này.

Việc đóng cửa biên giới để hạn chế lây lan, cũng như giảm mua bán từ cảng biển đang gây hạn chế cung  cấp gạo,  làm giá  lương  thực tăng  nhanh  chóng, dự báo  sẽ  ảnh  hưởng  đến  an  ninh  lương  thực  trong  thời gian tới, có thể dẫn đến mua hoảng loạn.

Đáng nói là thị trường Trung Quốc vẫn là một ẩn số đối với các nước XK gạo dù đã  tăng cường kiểm soát nhập khẩu, nhất là qua biên giới VN và Myanmar.

Đến nay, VFA cũng không thống kê được lượng gạo đã xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Thực tế, theo các nguồn phân tích, Trung Quốc không thiếu gạo mà còn thừa lương thực, gồm các ngũ cốc chính là gạo, lúa mì và bắp do chính sách hỗ trợ nông dân, kích thích sản xuất nhằm bảo đảm tự túc  lương  thực ở mức cao,  tối  thiểu 95% nhu cầu,  trong khi các số liệu cho thấy Trung Quốc đang đạt đến 98% nhu cầu và tồn kho vượt mức.

Vấn đề của Trung Quốc là do chính sách trợ cấp nên giá thành quá cao so với giá nhập khẩu, kích  thích nhập khẩu  tư nhân do chênh lệch giá, đặc biệt là qua biên giới. Theo VFA, lượng gạo XK trong 8 tháng của VN đạt 4,2 triệu tấn, trị giá 1,83 tỉ USD. So với cùng kỳ năm 2013 số lượng XK giảm 9,17%, trị giá giảm 8,55%.

Do nguồn cung cấp từ nay đến cuối năm không còn nhiều và mức tồn kho thấp, nên giá sẽ tăng  nhanh khi có hợp đồng XK lớn hoặc XK qua biên giới Trung Quốc phục hồi trở lại. Căn cứ tình hình thị trường, VFA dự kiến kế hoạch XK gạo trong năm 2014 đạt 6,3 triệu tấn, chưa tính lượng XK qua biên giới Trung Quốc không thống kê được.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi để Chuyển đổi để "né" hạn

Chỉ tính riêng ở Nam Trung bộ, kết quả chuyển đổi có lợi nhuận tăng từ 1,5 - 3 lần so với trồng lúa, doanh thu hàng trăm triệu đồng/ha.

11/04/2015
Tạm dừng khai thác cao su đợt đầu tiên ở Lai Châu Tạm dừng khai thác cao su đợt đầu tiên ở Lai Châu

Do giá cao su thế giới xuống thấp, các nhà máy chưa được đầu tư và kế hoạch mở miệng cao su tạm dừng.

11/04/2015
Doanh nghiệp hồ tiêu đề nghị xây phòng kiểm định chất lượng Doanh nghiệp hồ tiêu đề nghị xây phòng kiểm định chất lượng

Do các phòng kiểm định chất lượng trong nước chỉ kiểm tra được gần 200 chỉ tiêu nên các doanh nghiệp hồ tiêu phải tốn thời gian và chi phí gửi mẫu ra nước ngoài kiểm định. Hiệp hội Hồ tiêu đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) nên xây dựng một phòng kiểm định chất lượng phù hợp với quốc tế.

11/04/2015
Thận trọng khi trồng ồ ạt cây mắc-ca Thận trọng khi trồng ồ ạt cây mắc-ca

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và Công ty Him Lam đưa ra Đề án phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam với quy mô trồng 200.000ha tại Tây Nguyên trong 5 năm tới. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nên thận trọng khi trồng ồ ạt cây mắc-ca để tránh những hệ luỵ.

11/04/2015
Ùn ùn bán lá mãng cầu xiêm lợi trước mắt, hại lâu dài Ùn ùn bán lá mãng cầu xiêm lợi trước mắt, hại lâu dài

Thời gian gần đây, một số địa phương trong tỉnh xuất hiện tình trạng thương lái thu mua lá mãng cầu xiêm theo kiểu tận thu nên tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại kinh tế lâu dài đối với người dân.

13/04/2015