Trung Quốc Cấm Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Việt Nam

Chính quyền Trung Quốc đã chính thức cấm nhập khẩu gạo theo đường tiểu ngạch từ Việt Nam, nhằm thắt chặt kiểm tra các khoản thu thuế đối với các nhà nhập khẩu nước này.
Một số thương nhân Việt Nam buôn bán với Trung Quốc cho biết, Trung Quốc ra lệnh cấm vì phát hiện rất nhiều thương lái nước này đã trốn thuế.
Ngoài ra, chính phủ nước này đang lên kế hoạch hợp pháp hóa tất cả số gạo nhập khẩu từ Việt Nam, bằng cách thiết lập mức thuế suất cố định để có thể dễ dàng kiểm soát.
Tuy nhiên, một số nhà kinh doanh gạo Việt Nam cho rằng, lệnh cấm của Trung Quốc ban ra trong bối cảnh nhu cầu gạo thơm trong nước đang suy giảm, đây là loại gạo mà đa số các thương lái mua qua đường tiểu ngạch.
Các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam khẳng định, lệnh cấm này không ảnh hưởng tới việc xuất khẩu gạo của Việt Nam, bởi nhu cầu lớn từ các thị trường khác như Philippines, Indonesia, Malaysia...
Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,62 triệu tấn gạo trong 7 tháng đầu năm 2014, giảm 12% so với 4,1 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, huyện Phúc Thọ đã áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) Vũ Hồng, xã Hồng Phong (Vũ Thư - Thái Bình) không chỉ duy trì, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm mà còn trồng xen canh cây màu trên đất trồng dâu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, trong những năm gần đây, bà con nông dân ở huyện Cư Jút (Đăk Nông) đã đưa cây gấc vào trồng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân

Thời gian qua, mô hình trồng rau hữu cơ sinh học tại xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại tiếp tục được duy trì và mở rộng. Qua thực hiện mô hình này, người nông dân rất phấn khởi vì mô hình này làm giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế gia đình. Mặt khác, người nông dân tham gia trồng rau hữu cơ sinh học không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn hướng tới việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Để có được trang trại dâu tây rộng 3ha ngay trong khuôn viên Khu du lịch hồ Than Thở (Đà Lạt – Lâm Đồng) theo tiêu chuẩn châu u, gia đình bà Nguyễn Thị Bích Thủy đã phải thuê một số chuyên gia đến từ Pháp và Hà Lan tư vấn, thiết kế, giám sát kỹ thuật.