Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trúng mùa lúa thu đông

Trúng mùa lúa thu đông
Ngày đăng: 08/10/2015

Máy gặt ầm ì trên đồng, lúa vừa ra hạt vô bao. Ghe chở lúa xuôi ngược theo dòng kênh. Lúa về nhà chất đầy trước sân. Còn nhiều ruộng lúa đang trổ chín vàng óng chờ thu hoạch.

Hơn một tuần trước, nông dân Ngô Đức Thiện ở kênh 4B, xã Tân An, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang thu hoạch xong 2 ha lúa vụ TĐ. Anh chọn giống IR50404 vì dễ làm. Năng suất lúa tươi đạt 800 kg/công.

Lúa mới chín đã có thương lái tới đặt cọc, gặt xong bán tươi tại ruộng 86.000 đ/giạ (20 kg/giạ), tính ra 4.300 đ/kg. Với 2 ha lúa, anh có trong tay gần 70 triệu đồng...

TS Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và BVTV Kiên Giang cho biết, do 2 năm qua không có lũ, diện tích lúa TĐ 2015 ở Kiên Giang mở rộng trên 85.000 ha, tăng hơn 9.000 ha so vụ TĐ 2014.

Đến nay có hơn 28.000 ha lúa TĐ đã thu hoạch, năng suất đạt bình quân 5,29 tấn/ha. Tuy chưa tổng kết cả vụ nhưng đây là mức cao.

Có thể nói nông dân Kiên Giang đã quen SX lúa TĐ, vì thuận lợi là có nguồn nước ngọt, mưa giảm, nắng nhiều hơn về cuối vụ; sâu bệnh ít, chi phí giảm. Chỉ cần thị trường tiêu thụ có giá tốt hơn thì nông dân làm lúa ăn chắc hơn vụ HT.

Những năm trước, ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp thuộc vùng đầu nguồn sông Hậu, sông Tiền luôn dẫn đầu SX lúa vụ TĐ với diện tích lớn nhất vùng. Tuy nhiên, nông dân lo canh cánh lũ lớn gây thiệt hại. Vài năm qua không có lũ về, mức nước thấp nên thuận lợi cho canh tác lúa ở vùng đất có chân ruộng sâu.

TS Trần Ngọc Thạch, Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL:

“Khảo sát tại các địa phương, xu thế nông dân sử dụng giống xác nhận tăng lên. Trên một cánh đồng không có quá nhiều giống, chỉ tập trung 3 - 5 giống trong bộ giống chủ lực theo khuyến cáo của Bộ NN-PTNT. Các tỉnh thượng nguồn năng suất đạt bình quân 5 - 5,5 tấn/ha. Khu vực bán đảo Cà Mau đạt trên 5 - 6 tấn/ha...".  

An Giang có kế hoạch SX lúa vụ TĐ 2015 khoảng 160.000 ha trong vùng đê bao an toàn. Đồng Tháp gieo sạ 144.400 ha, tăng khoảng 20.000 ha so vụ TĐ năm trước.

Đi thăm đồng lúa TĐ ở các địa phương, ông Huỳnh Hiệp Thành, GĐ Trung tâm Khuyến nông An Giang cho rằng, do bà con đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” nhằm giảm chi phí SX nên lúa trúng mùa. Nếu không gặp mưa bão bất thường, năng suất lúa tươi đạt trên 7 tấn/ha nằm trong tầm tay.

Bà Nguyễn Thị Kiều, PGĐ Sở NN-PTNT Cần Thơ đánh giá, nhìn chung vụ lúa TĐ 2015 thắng lợi. Hiện nông dân Cần Thơ thu đã hoạch 52.400/72.000 ha lúa, đạt hơn 80% diện tích, năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, tăng hơn vụ TĐ cùng kỳ 200 kg/ha, cuối tháng 10 thu hoạch dứt điểm.

Theo các doanh nghiệp thu mua lúa gạo quanh khu vực quận Thốt Nốt (Cần Thơ), giá lúa đang tăng liên tục, tăng hơn 250 - 300 đ/kg, so với trước thời điểm có tin gạo Việt Nam sẽ XK 450.000 tấn sang thị trường Philippines.

Ông Trần Thanh Vân, PGĐ Cty CP GENTRACO (Cần Thơ) cho hay, lúa TĐ đang vào mùa thu hoạch rộ, giá đang lên nên rất khó mua lúa tươi. Hơn 1 tuần trước, Cty thu mua 500 tấn/ngày, nay chỉ mua được 50 tấn/ngày.

Nguyên nhân do giá XK gạo phẩm cấp trung bình tăng lên thêm 10 USD/tấn, tính ra giá gạo tăng thêm 220 đ/kg. Theo đó, một số DN tư nhân có vốn đã tăng giá mua, trữ lúa gạo.

Th.S Nguyễn Phước Tuyên, Sở NN-PTNT Đồng Tháp nhận định, qua theo dõi tình hình thị trường có thể dự đoán lúa TĐ rất sáng sủa.

Các nước SX lúa gạo trong khu vực đang mùa giáp hạt. Philippines, Indonesia đã có kế hoạch NK gạo với số lượng lớn. Do khô hạn, một số nước SX lúa gạo như Thái Lan, Myanmar, Lào có khả năng giảm nguồn cung.

Thị trường lúa gạo từ nay đến cuối năm giá sẽ tốt lên, có lợi cho nông dân trồng lúa. Nhất là vụ TĐ, Đồng Tháp đã thu hoạch hơn 100.000 ha, đạt hơn 80% diện tích gieo trồng, năng suất 5,47 tấn/ha.

Theo PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, lúa TĐ ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch. Vụ này toàn vùng SX 886.000 ha, tăng hơn 66.000 ha so vụ TĐ năm 2014.

Dự kiến năng suất bình quân trên 4,5 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 3,9 triệu tấn, tăng khoảng 350.000 tấn so với vụ TĐ trước.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan

Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.

11/05/2012
Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

13/07/2012
Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

12/04/2012
Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.

13/07/2012
Nghịch Lý Đất Bỏ Hoang Trong Khi Dân Thiếu Đất Canh Tác Nghịch Lý Đất Bỏ Hoang Trong Khi Dân Thiếu Đất Canh Tác

Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.

08/04/2012