Trúng Mùa Dưa Hấu Chưng Tết

Những ngày qua, nông dân xã Tân Hưng (H.Bình Tân, Vĩnh Long) đang thu hoạch vụ dưa hấu chưng tết với niềm vui trúng mùa, được giá.
Hiện đã có trên 80% diện tích dưa hấu tại Tân Hưng được bán cho thương lái với giá từ 5.000 - 8.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân lời từ 150 - 180 triệu đồng/ha. Ông Phạm Văn Bé Ba (57 tuổi, ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Hưng) cho biết gia đình ông trồng 3 công dưa hấu bán được gần 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lời 50 triệu đồng.
Gần đó, ông Phan Văn Hiền cho biết: “Do thời tiết năm nay thuận lợi, ruộng dưa ai cũng trúng, giá lại cao nên bà con rất vui. Bởi trồng dưa hấu chỉ có 2 tháng, công chăm sóc chủ yếu ở tháng đầu, tháng còn lại chỉ tưới cầm chừng. 6 công dưa của gia đình tôi sau khi trừ hết tất cả các chi phí sẽ cầm chắc trong tay 60 triệu đồng, ăn tết ngon lành”.
Theo bà con nông dân, năm nay trúng mùa nên có nhiều ruộng dưa đạt kích cỡ bề hoành trái trên 1 m (tương đương 20 kg/trái). Đặc biệt, tại ruộng dưa của ông Phan Văn Ẩn (ấp Hưng Hòa), nhiều người đến tham quan lấy thước đo được một trái dưa có bề hoành lên đến 1,24 m. Trái dưa này được xem là lớn kỷ lục trong mùa dưa tết năm nay. Ông Ẩn cho biết 6 công dưa của ông đã bán được 130 triệu đồng.
Ông Phan Văn Sương, Chủ tịch UBND xã Tân Hưng, cho biết vụ dưa hấu tết năm nay toàn H.Bình Tân có 400 ha, trong đó riêng xã Tân Hưng đã có trên 352 ha, chủ yếu là dưa tròn để chưng tết. Vụ dưa tết này bà con ai cũng phấn khởi vì trúng mùa, có nơi dưa đạt 60 tấn/ha, tăng từ 10 - 20 tấn/ha so với năm trước.
“Nhờ được cán bộ Phòng NN-PTNT H.Bình Tân chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và kết hợp với kinh nghiệm sản xuất, nông dân xã Tân Hưng đã khắc phục được một số bệnh trên cây dưa hấu. Đặc biệt, bà con sử dụng phân, thuốc nguồn gốc rõ ràng, đúng quy trình kỹ thuật nên đảm bảo năng suất, quả dưa to, vỏ xanh bóng, ruột đỏ, vị ngọt và để chưng được lâu nên thị trường rất ưa chuộng”, ông Sương nói.
Có thể bạn quan tâm

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

Năm 2005, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án giao rừng tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống người dân sống trong và ven rừng, huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.

Là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Quảng Trị, những năm qua, nông dân trồng cà phê lẫn doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn đều tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng cà phê, tạo chỗ đứng vững chắc của cà phê catimor Quảng Trị trên thị trường trong nước và thế giới.

TPHCM có dân số đông nhất nước, trong đó 5 huyện ngoại thành và một số quận ven với dân số trên 1 triệu người, tương đương 1 tỉnh sống nhờ vào nông nghiệp, nhưng khoảng cách giữa người dân nông thôn và thành thị còn khá lớn. Vì vậy, TPHCM khuyến khích chuyển đổi đất nông nghiệp, chủ yếu từ lúa sang cây con có giá trị và phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.

Nhằm nâng cao chất lượng sản xuất giống lúa nguyên chủng, chủ động về nguồn giống lúa đảm bảo chất lượng, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ) duyệt cho triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao chất lượng sản xuất giống lúa nguyên chủng trên địa bàn tỉnh”.