Trúng Mùa Dưa Hấu Chưng Tết

Những ngày qua, nông dân xã Tân Hưng (H.Bình Tân, Vĩnh Long) đang thu hoạch vụ dưa hấu chưng tết với niềm vui trúng mùa, được giá.
Hiện đã có trên 80% diện tích dưa hấu tại Tân Hưng được bán cho thương lái với giá từ 5.000 - 8.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân lời từ 150 - 180 triệu đồng/ha. Ông Phạm Văn Bé Ba (57 tuổi, ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Hưng) cho biết gia đình ông trồng 3 công dưa hấu bán được gần 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lời 50 triệu đồng.
Gần đó, ông Phan Văn Hiền cho biết: “Do thời tiết năm nay thuận lợi, ruộng dưa ai cũng trúng, giá lại cao nên bà con rất vui. Bởi trồng dưa hấu chỉ có 2 tháng, công chăm sóc chủ yếu ở tháng đầu, tháng còn lại chỉ tưới cầm chừng. 6 công dưa của gia đình tôi sau khi trừ hết tất cả các chi phí sẽ cầm chắc trong tay 60 triệu đồng, ăn tết ngon lành”.
Theo bà con nông dân, năm nay trúng mùa nên có nhiều ruộng dưa đạt kích cỡ bề hoành trái trên 1 m (tương đương 20 kg/trái). Đặc biệt, tại ruộng dưa của ông Phan Văn Ẩn (ấp Hưng Hòa), nhiều người đến tham quan lấy thước đo được một trái dưa có bề hoành lên đến 1,24 m. Trái dưa này được xem là lớn kỷ lục trong mùa dưa tết năm nay. Ông Ẩn cho biết 6 công dưa của ông đã bán được 130 triệu đồng.
Ông Phan Văn Sương, Chủ tịch UBND xã Tân Hưng, cho biết vụ dưa hấu tết năm nay toàn H.Bình Tân có 400 ha, trong đó riêng xã Tân Hưng đã có trên 352 ha, chủ yếu là dưa tròn để chưng tết. Vụ dưa tết này bà con ai cũng phấn khởi vì trúng mùa, có nơi dưa đạt 60 tấn/ha, tăng từ 10 - 20 tấn/ha so với năm trước.
“Nhờ được cán bộ Phòng NN-PTNT H.Bình Tân chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và kết hợp với kinh nghiệm sản xuất, nông dân xã Tân Hưng đã khắc phục được một số bệnh trên cây dưa hấu. Đặc biệt, bà con sử dụng phân, thuốc nguồn gốc rõ ràng, đúng quy trình kỹ thuật nên đảm bảo năng suất, quả dưa to, vỏ xanh bóng, ruột đỏ, vị ngọt và để chưng được lâu nên thị trường rất ưa chuộng”, ông Sương nói.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, người nuôi thủy sản ở Tiền Giang đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (SX) nhằm đạt năng suất chất lượng, hiệu quả và phát triển theo hướng ổn định bền vững. Đồng hành với sự phát triển đó phải kể đến vai trò rất lớn của hoạt động khuyến ngư, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của tỉnh.

Mặc dù nguồn lợi thủy sản Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung nói chung khá dồi dào, tuy nhiên, ngư dân ở đây vẫn chưa thể tận dụng để làm giàu. Vậy nguyên nhân vì đâu?

Theo số liệu thống kê của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), diện tích nuôi tôm trên toàn huyện chủ yếu tập trung ở 3 xã Hải Lạng, Đông Ngũ và Đông Hải. Trong đó so với năm 2014, trong khi diện tích nuôi ở xã Hải Lạng giữ nguyên như cũ là trên 680ha thì ở 2 xã còn lại đều tăng mạnh: Đông Ngũ tăng gấp 3 lần với 28ha; Đông Hải tăng gấp 10 lần với 100ha.

Quý I, tổng sản lượng thủy sản đạt 130 ngàn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 8.707ha, tăng 556ha so với đầu năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 174 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ.

Chuyện chỉ có ở Củ Chi: "ép" nông dân tiêm phòng cho bò thì mới thu mua sữa; ai nuôi bò nhiều được hỗ trợ tiền làm chuồng, hầm bi-ô-ga; hỗ trợ 50% kinh phí khi người nuôi bò mua máy vắt sữa, máy cắt cỏ...