Trúng mùa cá cơm

Trên khuôn mặt của ngư dân, ai cũng vui mừng vì các chuyến biển trúng đậm cá cơm, sau nhiều năm vắng bóng.
Ngư dân Phạm Văn Bông, một chủ tàu cá ở Hoà An, cho biết từ ngày 20/ 6 đến nay tàu đánh bắt cá cơm săn ở vùng biển Hòn Khô, Hòn Lao được mùa cá nên ngư dân ai cũng phấn khởi.
Mỗi tàu thuyền công suất 40 mã lực trong một chuyến đánh bắt nhiều thì 3 đến 4 tấn, ít nhất cũng được 1 tấn cá cơm bán với giá bán hiện nay 20.000đ/kg. Có đêm nhiều tàu sau khi trừ phí tổn xong thu 40 đến 50 triệu đồng, có đêm thấp hơn, “bù qua chế lại” một tháng thu trên 150 triệu đồng.
Cá cơm sau khi đưa lên bờ đều được các cơ sở chế biến thủ công mua để sơ chế qua 3 công đoạn: lựa, hấp và phơi. Sau đó, bán lại cho thương lái trong và ngoài tỉnh để XK. Cá cơm không đạt tiêu chuẩn XK được dùng để chế biến nước mắm.
Có thể bạn quan tâm

Chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 có sức lan tỏa nhanh, hiện đã đạt khoảng 40.000 ha tại 14 huyện ngoại thành (chiếm 40% diện tích trồng lúa, tăng 30.000 ha so với năm 2010).

Năm 2015, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Bình Định) đã mở được 15 lớp dạy nghề cho 515 học viên trên địa bàn tỉnh.
Các huyện Lấp Vò, Lai Vung (Đồng Tháp) đang bước vào vụ thu hoạch cam xoàn, sản phẩm tiêu thụ tốt.

Vừa qua, tại xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), Viện Nghiên cứu Mía đường (Viện Khoa học nông nghiệp VN) tổ chức hội thảo “Biện pháp kỹ thuật tổng hợp, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất tại vùng trồng mía Tây Ninh”.

Thời gian sinh trưởng và chiều cao của PHB 71 tương đương các giống lúa đối chứng, song chống đổ tốt hơn. Chất lượng gạo thơm ngon, hạt cơm cũng dẻo hơn nhiều so với các giống lúa khác...