Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trúng Lớn Vụ Lúa Mùa Trong Vùng Ngập Mặn

Trúng Lớn Vụ Lúa Mùa Trong Vùng Ngập Mặn
Ngày đăng: 03/01/2014

Tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú,Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, bà con ở đây chỉ có thể nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Trong những ngày cuối năm này, nhiều hộ tất bật thu hoạch lúa để chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.

Lúa đuổi theo tôm về giá trị

Ở vùng đất ngập mặn này, trong những ngày cuối năm, những vuông tôm vốn trống trải nay hầu hết đã phủ màu vàng óng của vụ lúa mùa. Tuy trời rét nhưng chẳng thấm vào đâu so với sự ấm áp tỏa ra từ niềm phấn khởi của bà con trúng mùa. “Năm nay được gần 300giạ/12 công đất mà gia đình tôi tranh thủ cấy trong vuông tôm” - anh Trần Văn Thanh (46 tuổi, ấp An Thới, xã An Qui) cho biết.

Thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân mà các vụ tôm quảng canh có xu hướng giảm dần sản lượng. Vì thế, họ đã tranh thủ trữ nước ngọt từ sông Băng Cung vào tháng 9 ( L) để trồng lúa. Anh Trần Văn Trường (36 tuổi, ấp 6, xã Giao Thạnh) cho biết: “Tuy mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ, năng suất cũng không bằng vụ Thu Đông cùng thời điểm ở vùng trên nhưng năng suất khoảng 20giạ/công là được rồi. Gia đình tôi đủ gạo ăn cả năm và còn bán được ít tiền để ăn Tết. Ngoài ra, còn tận dụng lúa ngọn chăn nuôi vịt gà để có mà tổ chức đám tiệc. Nói chung, làm lúa có khi còn khá hơn vụ tôm cuối năm!”.

Tạo môi trường tốt cho tôm

“Thường thì vụ tôm sau khi cắt lúa được thả vào những ngày giáp Tết luôn đạt hiệu quả cao hơn vụ 2. Có thể do môi trường thông thoáng, bởi sau khi cắt lúa, chúng tôi thường thuốc cá để diệt các sinh vật có hại trong nước trước khi thả tôm. Từ khi bắt đầu cấy lúa đến nay, các nguồn lợi từ tự nhiên như tôm thẻ, tép đất, cua biển tăng lên đang kể…” - ông Bùi Văn Phú (53 tuổi, nông dân ở xã An Điền) cho biết.

Dinh dưỡng đất cần thiết cho loại cây trồng, vật nuôi nào cũng có thời hạn. “Nếu không trồng lúa, người dân phải cải tạo, làm mới đất, nhằm tạo dư lượng thức ăn trong môi trường nước, sẽ tốn kém không ít chi phí. Nhưng nếu trồng lúa, sau khi gặt, việc dẫn nước mặn vào để thả tôm sẽ làm nhanh chóng phân hủy gốc rạ tạo chất hữu cơ, vi sinh vật có lợi… sẽ đảm bảo đủ thức ăn và môi trường thuận lợi cho tôm cư trú và tăng trưởng tốt khi thả nuôi. Bên cạnh đó, thu nhập từ lúa mang lại là đáng kể cho nông dân. Đặc biệt vào thời gian cuối năm, đây là một thuận lợi lớn để bà con đón Tết” - ông Lê Thành Nam, Chủ tịch UBND xã Giao Thạnh phân tích.

Ông Lê Văn Tài, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện nói: Đây là vụ lúa duy nhất trong năm do điều kiện tự nhiên vùng ngập mặn qui định, năm nay có khoảng 5.000 hecta đã được tận dụng trồng lúa. Chúng tôi thường xuyên hướng dẫn, cũng như khuyến cáo bà con để gieo cấy đúng mùa vụ nhằm tránh làm ảnh hưởng đến thời gian thả giống vụ tôm, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trực tiếp liên hệ với doanh nghiệp thu mua nhằm tránh rủi ro cho bà con. Năm nay, giá lúa tươi dao động từ 6.500 đến 7.000 đồng/kg; giá cả được như thế là đáng mừng cho bà con nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Tổng Kết Lớp Tập Huấn Kỹ Thuật Canh Tác Và Mô Hình Trình Diễn Giống Lúa Chịu Mặn Tổng Kết Lớp Tập Huấn Kỹ Thuật Canh Tác Và Mô Hình Trình Diễn Giống Lúa Chịu Mặn

Ngày 08 tháng 01 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân tổ chức tổng kết lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cho 26 hộ nông dân trên địa bàn xã và mô hình trình diễn 02 giống lúa chịu mặn OM 6600 và OM 5954 được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án GIZ tỉnh Bạc Liêu.

05/09/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Sử Dụng Hoàn Toàn Thức Ăn Công Nghiệp Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Sử Dụng Hoàn Toàn Thức Ăn Công Nghiệp

Nhằm hướng dẫn nông dân thay đổi đối tượng nuôi mới, mạnh dạn đầu tư thức ăn công nghiệp, thay đổi quy mô cũng như tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị (KNKN) đã triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

29/08/2014
Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Trong 3 ngày (từ 19 - 21/8/2012), Tại hội trường Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học”. Có 30 học viên là những hộ chăn nuôi vịt ở xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai dự học.

05/09/2014
Quảng Ngãi Thu Tiền Tỷ Từ Quảng Ngãi Thu Tiền Tỷ Từ "Vàng Trắng"

100 gram có giá đến 3 triệu đồng, nên yến sào được mệnh danh như “vàng trắng”. Nuôi yến mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng không phải ai cũng thành công. Có người đầu tư cả tỷ bạc, nhưng đành trắng tay khi loài chim “khó tính” này không chịu đến ở.

29/08/2014
Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP

Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.

05/09/2014