Trúng Giá Kiệu

Những năm qua, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã phát triển nghề trồng kiệu, vừa giải quyết việc làm vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn.
Hiện nông dân huyện Tam Nông rất phấn khởi vì trúng giá củ kiệu.
Toàn huyện đã trồng trên 78 ha kiệu, tập trung nhiều tại xã Phú Hiệp, Phú Đức và Phú Thành B. Nông dân trong huyện hiện đang thu hoạch kiệu, với năng suất bình quân đạt trên dưới 3 tấn củ tươi/công.
Anh Huỳnh Ngọc Hữu ở ấp K9, xã Phú Đức trồng 5 công kiệu, thu hoạch được trên 22 tấn củ tươi, bán giá 9.000đ/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, anh Hữu còn lãi khoảng 20 triệu đồng/công.
Năm nay, năng suất bình quân đạt từ 3 - 4,5 tấn củ kiệu tươi/ha. Nhiều thương lái đến tận nơi thu mua với giá dao động từ 9.000 - 11.000đ/kg củ kiệu tươi và khoảng 24.000đ/kg củ khô. Giá bán tăng trên 2.000đ/kg so với cùng kỳ năm ngoái, trừ chi phí người trồng kiệu lãi từ 10 - 15 triệu đồng/công.
Cây kiệu gắn bó với đời sống của người dân Tam Nông, là một trong những cây trồng giúp bà con nông dân vượt khó, làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nằm trong danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Trước đây, gà Đông Tảo thường được dùng để cúng tế hay tiến vua vì thịt gà rất ngon.

Nắng hạn là nguyên nhân chính làm vụ đậu đen đông-xuân ở huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) mất mùa. Năm ngoái năng suất đạt 5 tấn/ha, nay giảm gần một nửa.

Hiện đang là thời điểm các vùng trồng đậu của tỉnh Quảng Ngãi bước vào mùa thu hoạch rộ. Đậu phộng là loại cây có thể trồng trên đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông; thời gian thu hoạch ngắn, vốn đầu tư ít và đầu ra tương đối thuận lợi nên nhiều năm qua, bà con nông dân yên tâm mở rộng diện tích.

Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.

Tốt nghiệp THPT, anh Nguyễn Thành Đam, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) thi vào Khoa Kế toán Trường Trung cấp Nông nghiệp Nam Định, rồi liên thông đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Năm 2003, anh bàn với bố mẹ nhận đấu thầu 3 mẫu đầm nuôi tôm sú và cua.