Trứng gia cầm tăng giá mạnh trước dịp Trung thu

Ghi nhận của phóng viên tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội như chợ Long Biên; Dịch Vọng; Cầu Giấy; chợ Minh Khai, Phùng Khoang… giá trứng tăng khoảng 500 – 700 đồng/quả so với cách đây 3- 4 tháng.
Cụ thế, trứng vịt loại quả to có giá từ 3.000 – 3.200 đồng/quả, loại nhỏ hơn có giá từ 2.500 -2.700 đồng/quả; trứng gà công nghiệp từ 2.500 – 2.800 đồng/quả; trứng gà ta giá từ 4.000 – 4.500 đồng/quả…
Chị Lê Thị Lan, chủ kinh doanh trứng gia cầm tại chợ Dịch Vọng cho biết, giá các loại trứng gia cầm có xu hướng tăng giá mạnh từ cách đây một tháng. Nguyên nhân là do lượng cung trong thời gian gần đây thiếu bởi các trại chăn nuôi phá đàn quá nhiều do chăn nuôi thua lỗ. Trong khi đó nhu cầu lại tăng mạnh do sắp tới Tết Trung, các cơ sở sản xuất bánh đều gom mua rất nhiều nên dẫn đến giá trứng tăng theo từng ngày.
Theo như chị Lan, năm nào đến thời gian giáp Trung thu giá trứng cũng tăng nhẹ nhưng không tăng nhiều như năm nay. Tại cửa hàng nhà chị thời gian này trứng không đủ bán. Phần lớn hàng chị giao cho các nhà máy sản xuất bánh Trung thu để họ làm trứng muối, làm nhân bánh nên lượng trứng bán lẻ hầu như rất ít.
Trao đổi với chúng tôi, anh Sỹ Danh Tính, chủ trang trại nuôi gà công nghiệp tại xã Cấn Hữu – Quốc Oai – Hà Nội cho biết, trong khoảng một tháng nay giá trứng gà tại trang trại tăng khá mạnh. Mỗi quả trứng tăng từ 400 – 600 đồng/quả so với thời gian trước đó . Nhà anh chăn chục nghìn con gà siêu trứng, mỗi ngày gia đình anh cung ứng ra thị trường trên 9.000 quả, giá bán buôn tại trại dao động từ 2.200 – 2.400 đồng/quả.
Anh Tính cho biết thêm, với giá trứng như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí mỗi ngày gia đình anh có thu nhập từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng, mà trứng không bị tồn kho như thời gian trước.
Theo các tiểu thương và chủ trang trại, giá trứng còn có khả năng tăng trong thời gian tới do nhu cầu vẫn khá cao trong khi cung chưa thể dồi dào ngay lập tức.
Có thể bạn quan tâm

Cá chạch bùn là loài thuỷ sản nước ngọt có nguồn gốc ở nước ngoài, phát triển nhiều ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Nhờ có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Một năm trở lại đây, nông dân một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi thành công loài thủy sản này.

Chiều 16/1, đồng chí Trần Quang Nhất, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chủ trì cuộc họp báo chuẩn bị tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam 2014 tại Phú Yên.

Năm 2013, quê biển Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre) trúng mùa tôm, nghêu... từ đó, thu nhập của người dân ngày càng nâng lên. Đón ngày Tết cổ truyền của dân tộc, người dân ba huyện ven biển đã vui lại càng vui hơn.

Đất ven sông, diện tích đồng chiêm trũng, nhiều đời nay cư dân nông nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) đã sớm quen với nghề cá. Từ ngư dân chuyên nghề chài lưới đánh bắt trên sông Hồng, sông Bứa, ngòi Lao đến nông dân quanh năm chân lấm tay bùn vừa buông cày bừa, liềm hái đã tất bật nơm, vó, dậm kiếm tôm cá nơi đồng ngập úng chế biến thức mặn ăn dần.

Thái Bình là tỉnh ven biển với hơn 52 km bờ biển, được bao bọc bởi hệ thống sông lớn là: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Thái Bình, sông Diêm với ba loại hình thủy vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn, do đó diện tích mặt nước để đưa vào nuôi trồng thuỷ sản rất lớn.