Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trúng Đậm Mùa Gừng

Trúng Đậm Mùa Gừng
Ngày đăng: 21/10/2014

Nông dân trồng gừng ở ĐBSCL đang trúng đậm nhờ giá gừng củ bất ngờ tăng mạnh.

Hiện nay, mỗi công gừng đang cho thu nhập từ 40-45 triệu đồng, trong khi chi phí đầu tư chỉ khoảng 15 triệu đồng.

Về các vùng chuyên canh gừng có tiếng như U Minh Thượng (Kiên Giang), Long Mỹ (Hậu Giang) vào thời điểm này, cảnh thu hoạch, mua bán gừng diễn ra khá sôi động. Cây gừng bất ngờ trở thành cây triệu phú, tỷ phú. Trái hẳn với những những năm trước, cây gừng bị dịch bệnh và rớt giá thê thảm đã khiến không ít nông dân thua lỗ.

Ông Phạm Duy Tân, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện U Minh Thượng (Kiên Gang) cho biết, năm nay toàn huyện nông dân xuống giống được khoảng 86 ha gừng. Diện tích này thấp hơn nhiều so với cách đây mấy năm, còn nhớ lúc cao điểm lên đến gần 300 ha.

Nguyên nhân do cây gừng bị nhiễm bệnh gây thối củ hàng loạt, cộng với gừng bị rớt giá chỉ còn vài ngàn đồng/kg nên nông dân ngán ngẩm không dám trồng tiếp. Nhiều người chuyển sang trồng các loại cây khác, giờ gừng bất ngờ tăng giá nên ai cũng tiếc hùi hụi. Giá như còn gắn bó với cây gừng thì giàu to.

Hiện nay giá gừng non bán ở chợ làm thực phẩm đã giảm chút ít những vẫn còn khá cao, khoảng 28.000 – 30.000đ/kg. Lúc cao điểm lên đến 32.000 – 34.000đ/kg. Với giá này, mỗi công gừng, người trồng lợi nhuận ít cũng vài chục triệu đồng, tính ra 1 ha nông dân bỏ túi tới hàng trăm triệu. Đây là mức lãi rất cao, gấp cả chục lần so với cây lúa.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn, một nông dân trồng gừng ở U Minh Thượng cho biết, cây gừng trồng từ 10-11 tháng mới cho thu hoạch (gừng già, chủ yếu làm nguyên liệu bánh kẹo, dược liệu), còn gừng non hiện nay mới khoảng 8 tháng. Năm nay gừng có giá nên một số hộ thu hoạch sớm bán gừng non.

Một số thương lái thỏa thuận giá với nông dân, chấp nhận đặt cọc trước chờ tới mùa mới thu hoạch. Trái hẳn với vài năm trước, giá gừng củ quá thấp khiến nông dân phải bỏ vì thu hoạch không bõ tiền công.

Tại huyện Long Mỹ (Hậu Giang), địa phương có diện tích trồng gừng lớn nhất tỉnh Hậu Giang nông dân cũng đang thanh thủ lúc giá cao thu hoạch gừng để bán. Năm nay, toàn huyện trồng được 41 ha gừng, tập trung ở các xã Xà Phiên, Thuận Hòa, Long Bình, Long Trị, Long Trị A, Vĩnh Viễn...

"Hiện nông dân thu hoạch nhiều nên giá gừng có giảm chút ít nhưng vẫn còn ở mức khá lý tưởng. Tuy đầu ra và giá cả hiện nay có thuận lợi nhưng chưa ổn định nên địa phương chỉ khuyến khích người dân duy trì diện tích hiện tại chứ không mở rộng thêm", ông Lê Hồng Việt, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ.

Nông dân Hồ Thanh Tuyền, xã Long Trị vừa bán xong vụ gừng thắng lợi lớn nên rất phấn khởi. Anh Tuyền chia sẻ: “Gia đình tôi có 4 công đất trồng gừng, đầu vụ tôi mua hết 900 kg gừng giống, tuy chưa già nhưng thu hoạch sản lượng đã đạt tới gần 11 tấn, bán với giá 23.000đ/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng. Đây là mức lợi nhuận rất lý tưởng”.

Không chỉ giá cao, mà hiện nay việc tiệu thụ gừng củ của bà con nông dân cũng rất thuận lợi, thu hoạch đến đâu thương lái cân hết đến đó.

Bà Trịnh Thị Phải, xã Long Bình cũng vừa thu hoạch xong diện tích gừng của gia đình, vui vẻ cho biết: “Không ai ngờ năm nay gừng được giá như thế này. Năm trước gia đình tôi chỉ bán được 8.000đ/kg, vậy mà năm nay giá tăng gần gấp 3 lần. Lúc này nhà ai có gừng thu hoạch cũng đều trúng đậm nhờ có giá”.

Theo bà con nông dân, bình quân 1 công gừng (1.000 m2) thường trồng khoảng 200kg gừng giống, cộng thêm tiền nhân công, phân thuốc thì tổng chi phí đầu tư khoảng 15 triệu đồng. Nếu trồng đạt hiệu quả sẽ cho sản lượng khoảng 3 tấn củ, chỉ cần bán với giá 20.000đ/kg là đã có doanh thu mấy chục triệu.

Tuy nhiên, không phải ai trồng gừng cũng có ăn. Nông dân trồng gừng sợ nhất là bị bệnh thối củ do vi khuẩn gây ra vì hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Ruộng trồng gừng nếu đã bị thối củ thì phải chuyển sang cây trồng khác, ít nhất cũng phải 3-4 năm sau mới có thể trồng gừng lại.

Nếu nóng vội trồng sớm, vi khuẩn còn tồn tại trong đất sẽ tiếp tục gây hại. Khi phát hiện gừng bị bệnh thì phải nhanh chóng nhổ bỏ và tiến hành thu hoạch, nếu không thì chỉ một thời gian ngắn sẽ lây lan toàn bộ diện tích trồng và lúc này coi như thất thu hoàn toàn.

Ông Lê Hồng Việt, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ cho biết, diện tích gừng hiện nay nông dân đang thu hoạch chủ yếu được trồng dưới nền đất ruộng hoặc một số khu vực vùng trũng nên phải thu hoạch non, để tránh bị ngập lũ. Riêng gừng chính vụ, trồng trên liếp cao phải đợi thêm mấy tháng nữa.


Có thể bạn quan tâm

Nắng Nóng, Nhiều Loại Sâu Bệnh Phát Sinh Nắng Nóng, Nhiều Loại Sâu Bệnh Phát Sinh

Ông Đặng Quang Tám - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định, cho biết: Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho một số đối tượng sâu bệnh đang có nguy cơ phát sinh mạnh gây hại lúa vụ hè thu.

03/06/2013
Xây Dựng Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Xây Dựng Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung

Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nằm giữa hai con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, lại có 12km bờ biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ quy hoạch vùng sản xuất, xác định cơ cấu con nuôi phù hợp với trình độ thâm canh của các hộ nuôi và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

04/06/2013
Khởi Sắc Nghề Nuôi Trăn Khởi Sắc Nghề Nuôi Trăn

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

26/06/2013
Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

04/06/2013
Bất Thường Ở Vùng Na Bất Thường Ở Vùng Na

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?

26/06/2013