Trúng Đậm Cá Ngừ Trái Vụ

Thời điểm này, tuy nghề câu cá ngừ đại dương chưa vào vụ đánh bắt chính, nhưng nhờ thời tiết thuận lợi, tàu nào ra khơi khi cập bờ cũng đầy ắp cá.
Thêm vào đó, hiện nay giá cá ngừ đại dương đang tăng cao, gần gấp đôi so cùng kỳ năm trước...
Theo bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn thợi thủy sản (KT-BVNTTS) Bình Định, vụ đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định đã kết thúc vào tháng 9 âm lịch. Mọi năm, thời điểm này, do nhiệt độ nước lên cao nên cá ít xuất hiện, và nếu đánh bắt được thì chất lượng cá cũng rất thấp, nên các tàu đánh bắt đều neo bờ hoặc làm nghề khác.
Đến tháng 11 âm lịch, khi trời trở gió mùa đông bắc thì nghề câu cá ngừ đại dương mới vào vụ đánh bắt mới, vì mùa này cá xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, hiện nay, nhờ thời tiết thuận lợi, trên biển ít xảy ra bão gió nên trong thời điểm lẽ ra phải nghỉ bờ, những tàu chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương ở Bình Định vẫn tiếp tục bám biển.
Ngư dân Văn Công Việt (50 tuổi) ở khu vực 5, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (Bình Định), phấn khởi cho hay: “Gia đình tui có 2 tàu cá chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương. Một tàu có số hiệu BĐ-91189 TS (380 CV), chiếc kia mang số hiệu BĐ-91251 TS (420 CV).
Hiện tàu BĐ-91251 TS đang đánh bắt ngoài khơi, chưa kết thúc chuyến biển nhưng liên lạc qua icom, tui được biết là đã đánh bắt được hơn 1 tấn cá. Không biết chuyến này có bằng chuyến trước không, chứ chuyến trước tàu BĐ-91251 TS đánh trúng lắm, cập bờ được 2,6 tấn cá, bán giá 110.000đ/kg.
Sau khi trừ mọi phí tổn, mỗi thuyền viên được chia 11 triệu đồng, ai nấy đều phấn khởi. Tui đang đẩy nhanh tiến độ nâng cấp công suất cho tàu BĐ-91189 TS từ 380 CV lên 800 CV để mở biển vì thời điểm này đánh bắt cá ngừ đại dương vừa trúng mùa, vừa trúng giá”.
Ông Trần Văn Vinh, Chi cục phó Chi cục KT-BVNLTS Bình Định: “Bình Định hiện đang có 550 tàu cá chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương, tập trung tại xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn). Ngoài ra còn có 450 chiếc khác vừa câu cá ngừ đại dương vừa làm kết hợp các nghề câu mực, lưới vây”.
Theo nhận định của chủ những chiếc tàu chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương ở Bình Định, nguyên nhân giá cá ngừ đại dương hiện nay đang tăng cao là do năm vừa qua sản lượng cá ngừ ở Bình Định đạt thấp hơn mọi năm, trong khi đó số cá dự trữ tại các đại lý đã được mang ra tiêu thụ hết. Do hàng hết tồn đọng nên bây giờ ngư dân bán sản phẩm không bị ép giá như trước đây.
“Nếu giá cá cứ ổn định ở mức này, những tàu làm nghề đánh bắt cá ngừ đại dương sẽ hết khốn khó”, ngư dân Văn Công Việt, nói.
Ông Nguyễn Văn Long, Trạm trưởng Trạm KT- BVNLTS huyện Hoài Nhơn, khẳng định: “Hiện nay, có đến 80-90% số tàu chuyên câu cá ngừ đại dương ở địa phương, kể cả những tàu đánh bắt kết hợp đều đang vươn khơi hành nghề câu cá ngừ.
Con trăng vừa rồi hầu hết tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở huyện Hoài Nhơn đều trúng mùa, bình quân mỗi chuyến biển 20 ngày mỗi tàu đánh bắt được 2 tấn cá. Với giá 110.000đ/kg ổn định suốt mấy tháng nay, người trong nghề đang vui như hội”.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, hiện rệp sáp bột hồng gây hại trên cây sắn trồng ở niên vụ 2014 - 2015 tiếp tục diễn ra. Qua kiểm tra thực tế, đơn vị này đã phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại 20ha sắn trồng tại các xã An Hòa, An Nghiệp, An Xuân, tỉ lệ gây hại từ 20% đến 50%.

Đứng trước ruộng sắn nước xanh um lá, anh Nguyễn Minh Tuấn (thôn Trung Hiệp 2, xã Cam Hiệp Bắc) cho biết, ruộng sắn nước nhà anh trông khá đẹp, nhưng khi nhổ thử thì củ quá nhỏ, năng suất ước 2,5 tấn/sào nên người mua chỉ trả giá 3 triệu đồng/sào. Với chi phí 5 triệu đồng/sào, anh lỗ khoảng chục triệu đồng.

Ngoài bán quả sa nhân, thời gian qua, nông dân xã Phìn Ngan còn có thêm thu nhập từ bán cây sa nhân giống cho nhân dân các xã trên địa bàn huyện Bát Xát và một số huyện khác của tỉnh. Thậm chí, nông dân tỉnh khác cũng đến Phìn Ngan tìm mua cây sa nhân tím về trồng. Giá mỗi cây giống từ 3.000 - 5000 đồng. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng ước tính, tiền bán cây sa nhân giống của nông dân xã Phìn Ngan năm nay đạt trên 400 triệu đồng.

Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.

Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.