Trúng đậm cá ngừ sọc dưa, ngư dân kiếm cả trăm triệu đồng

Nhiều tàu cá các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa từ ngư trường Trường Sa cập cảng Hòn Rớ (Nha Trang, Khánh Hòa) đầy ắp cá ngừ sọc dưa.
Theo các ngư dân, gần nửa tháng nay cá ngừ xuất hiện hàng loạt ở ngư trường Trường Sa, nhờ đó mà rất nhiều tàu cá tăng sản lượng gấp đôi, gấp ba so với trước.
Các tàu cá đầy ắp cá ngừ sọc dưa ở cảng Hòn Rớ, Nha Trang.
Ngư dân Hồ Thanh Hải (ngụ phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, thuyền trưởng tàu cá KH-956990-TS) cho biết đợt đi biển này tàu trúng hơn 20 tấn cá ngừ sọc dưa. Đây được xem là chuyến biển trúng đậm nhất trong nhiều tháng qua. Hiện cá ngừ sọc dưa tại cảng có giá từ 14.000-16.000 đồng/kg và mỗi chuyến tàu 15-20 tấn cá thu lãi 80-100 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ, mấy năm gần đây sản lượng cá ngừ sọc dưa có dấu hiệu giảm mạnh từ 60-70%. Trong khi đó, loại cá này thường chiếm 60-70% sản lượng cá qua cảng.
Nguyên nhân là do chi phí đánh bắt xa bờ tốn kém, hao nhiên liệu, cần nhiều lao động, trong khi giá cá lại thất thường vì bảo quản lâu ngày trên biển. Ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, liên tục thua lỗ. Nhiều tàu chuyển từ mô hình đánh bắt xa bờ sang đánh bắt gần bờ. Việc trúng đậm cá ngư ở vùng biển Trường Sa là tín hiệu vui để ngư dân tiếp tục ra khơi.
Có thể bạn quan tâm

Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

Diện tích trồng cây thanh long đang phát triển với tốc độ nhanh, tự phát, không theo quy hoạch, đã làm phát sinh nhiều bất cập trong tổ chức, quản lý điều hành, chỉ đạo sản xuất, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đất trồng lúa và các loại cây trồng đặc sản truyền thống khác. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường...

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng thực phẩm sạch nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nuôi tôm hùm lồng trên biển ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi có giá trị kinh tế cao này hướng đến sự phát triển một cách bền vững.

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng của tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.