Trúng đậm cá ngừ sọc dưa, ngư dân kiếm cả trăm triệu đồng

Nhiều tàu cá các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa từ ngư trường Trường Sa cập cảng Hòn Rớ (Nha Trang, Khánh Hòa) đầy ắp cá ngừ sọc dưa.
Theo các ngư dân, gần nửa tháng nay cá ngừ xuất hiện hàng loạt ở ngư trường Trường Sa, nhờ đó mà rất nhiều tàu cá tăng sản lượng gấp đôi, gấp ba so với trước.
Các tàu cá đầy ắp cá ngừ sọc dưa ở cảng Hòn Rớ, Nha Trang.
Ngư dân Hồ Thanh Hải (ngụ phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, thuyền trưởng tàu cá KH-956990-TS) cho biết đợt đi biển này tàu trúng hơn 20 tấn cá ngừ sọc dưa. Đây được xem là chuyến biển trúng đậm nhất trong nhiều tháng qua. Hiện cá ngừ sọc dưa tại cảng có giá từ 14.000-16.000 đồng/kg và mỗi chuyến tàu 15-20 tấn cá thu lãi 80-100 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ, mấy năm gần đây sản lượng cá ngừ sọc dưa có dấu hiệu giảm mạnh từ 60-70%. Trong khi đó, loại cá này thường chiếm 60-70% sản lượng cá qua cảng.
Nguyên nhân là do chi phí đánh bắt xa bờ tốn kém, hao nhiên liệu, cần nhiều lao động, trong khi giá cá lại thất thường vì bảo quản lâu ngày trên biển. Ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, liên tục thua lỗ. Nhiều tàu chuyển từ mô hình đánh bắt xa bờ sang đánh bắt gần bờ. Việc trúng đậm cá ngư ở vùng biển Trường Sa là tín hiệu vui để ngư dân tiếp tục ra khơi.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.

Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng