Trung An (Củ Chi, TP.HCM) Với Mô Hình Trồng Chôm Chôm Rãi Vụ

Xử lý ra hoa đậu quả trái vụ tạo được giá trị lợi nhuận cao luôn là mục tiêu nhiều nhà vườn mong muốn đạt đến, nhằm phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai,nguồn nước và kinh nghiệm trong sản xuất.
Để khuyến khích nông dân áp dụng kỹ thuật xử lý cây chôm chôm ra hoa nghịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nhà vườn, Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM đã phối hợp cùng Viện Cây ăn quả Miền Nam triển khai mô hình “Kỹ thuật chăm sóc chôm chôm rải vụ” tại tổ cây ăn trái xã Trung An huyện Củ Chi với quy mô 3,51 ha/3 hộ và thời gian thực hiện từ tháng 7/2013- 8/2014. Thu hoạch cho 1 ha trồng chôm chôm rải vụ đạt lợi nhuận ước tính 90 triệu đồng/ha.
Để chôm chôm ra hoa rãi vụ các hộ trong mô hình tiến hành biện pháp xiết nước để chôm chôm ra hoa sớm. Biện pháp xiết nước được hiểu là rút nước trong mương khô kiệt trong thời gian kích thích ra hoa. và lấy màng plastic phủ kín mặt liếp vườn.
Xử lý chôm chôm bắt đầu vào tháng sáu, tháng bảy khi cây phát triển được ba cơi đợt.Thời gian xiết nước dao động từ 40-60 ngày. Tỷ lệ lệ ra hoa đạt từ 81,9-88,8%. Khi thấy trên đầu cành chôm chôm xuất hiện mầm hoa, đưa nước vào mương vườn từ từ đến khi hoa trổ ra đủ thì nước mới đầy mương. plastic được giở ra và chờ đến thu hoạch.
Ông Huỳnh Văn Huệ tổ trưởng Tổ Cây ăn trái xã Trung An chia xẻ: Với xử lý chôm chôm rải vụ chi phí bỏ ra cho 1000m2 vườn chỉ tốn khoảng 4 triệu đồng nhưng thu hoạch được sớm, giá chôm chôm thu được cao hơn 1/3 so với bán đúng vụ nên tính kinh tế hiệu quả hơn. Chôm chôm trước vụ luôn có năng suất cao do điều kiện thời tiết thích hợp cho cây ra hoa đậu trái vào dịp cận tết.
Diện tích trồng chôm chôm tại xã Trung An hiện có hơn 60ha. Với kỹ thuật ra hoa rải vụ giúp nông dân chọn được thời điểm ra trái, nâng cao giá trị cho nhà vườn. Xã Trung An với lợi thế đang xây dựng và phát triển khu miệt vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái này nên loại hình trồng cây ăn trái rải vụ càng phát huy vai trò hiệu quả của mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Theo một nghiên cứu gần đây của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Việt Nam được cho là quốc gia hưởng lợi nhất từ TPP nhưng những gì mà nó mang lại cho ngành nông nghiệp lại rất hạn chế.

Năm 2015, diện tích cánh đồng lớn của tỉnh Long An đạt hơn 28.500ha, tăng hơn 11.100ha so với năm 2014 và tăng 8.500ha so với kế hoạch của toàn tỉnh.

Toàn tỉnh Bến Tre hiện có 27.500 ha diện tích vườn cây ăn trái. Trong đó, có các loại cây chủ lực như bưởi 5.500ha; nhãn 4.000ha, chôm chôm 5.560ha, sầu riêng 1.860ha, măng cụt 1.665ha...

Theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2020, Đồng Nai sẽ có 7.000ha hồ tiêu, còn theo quy hoạch của tỉnh, đến cùng thời điểm trên, diện tích hồ tiêu trong tỉnh là 10.000ha. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 13.380ha tiêu.

Nguyên nhân thiệt hại vụ ngô thu đông 2015 tại các địa phương này là do thời tiết bất thuận và kỹ thuật canh tác của bà con chưa đúng quy trình.