Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung An (Củ Chi, TP.HCM) Với Mô Hình Trồng Chôm Chôm Rãi Vụ

Trung An (Củ Chi, TP.HCM) Với Mô Hình Trồng Chôm Chôm Rãi Vụ
Ngày đăng: 23/08/2014

Xử lý ra hoa đậu quả trái vụ tạo được giá trị lợi nhuận cao luôn là mục tiêu nhiều nhà vườn mong muốn đạt đến, nhằm phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai,nguồn nước và kinh nghiệm trong sản xuất.

Để khuyến khích nông dân áp dụng kỹ thuật xử lý cây chôm chôm ra hoa nghịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nhà vườn, Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM đã phối hợp cùng Viện Cây ăn quả Miền Nam triển khai mô hình “Kỹ thuật chăm sóc chôm chôm rải vụ” tại tổ cây ăn trái xã Trung An huyện Củ Chi với quy mô 3,51 ha/3 hộ và thời gian thực hiện từ tháng 7/2013- 8/2014. Thu hoạch cho 1 ha trồng chôm chôm rải vụ đạt lợi nhuận ước tính 90 triệu đồng/ha.

Để chôm chôm ra hoa rãi vụ các hộ trong mô hình tiến hành biện pháp xiết nước để chôm chôm ra hoa sớm. Biện pháp xiết nước được hiểu là rút nước trong mương khô kiệt trong thời gian kích thích ra hoa. và lấy màng plastic phủ kín mặt liếp vườn.

Xử lý chôm chôm bắt đầu vào tháng sáu, tháng bảy khi cây phát triển được ba cơi đợt.Thời gian xiết nước dao động từ 40-60 ngày. Tỷ lệ lệ ra hoa đạt từ 81,9-88,8%. Khi thấy trên đầu cành chôm chôm xuất hiện mầm hoa, đưa nước vào mương vườn từ từ đến khi hoa trổ ra đủ thì nước mới đầy mương. plastic được giở ra và chờ đến thu hoạch.

Ông Huỳnh Văn Huệ tổ trưởng Tổ Cây ăn trái xã Trung An chia xẻ: Với xử lý chôm chôm rải vụ chi phí bỏ ra cho 1000m2 vườn chỉ tốn khoảng 4 triệu đồng nhưng thu hoạch được sớm, giá chôm chôm thu được cao hơn 1/3 so với bán đúng vụ nên tính kinh tế hiệu quả hơn. Chôm chôm trước vụ luôn có năng suất cao do điều kiện thời tiết thích hợp cho cây ra hoa đậu trái vào dịp cận tết.

Diện tích trồng chôm chôm tại xã Trung An hiện có hơn 60ha. Với kỹ thuật ra hoa rải vụ giúp nông dân chọn được thời điểm ra trái, nâng cao giá trị cho nhà vườn. Xã Trung An với lợi thế đang xây dựng và phát triển khu miệt vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái này nên loại hình trồng cây ăn trái rải vụ càng phát huy vai trò hiệu quả của mô hình này.


Có thể bạn quan tâm

Ngăn sử dụng chất cấm một mình thú y làm không xuể Ngăn sử dụng chất cấm một mình thú y làm không xuể

TS Lê Thanh Hiền - trưởng bộ môn bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng (ĐH Nông lâm TP.HCM) - khẳng định như vậy khi đề cập đến vấn nạn dùng tràn lan chất cấm trong chăn nuôi.

17/08/2015
Cua ghẹ Việt được người Nhật ưa chuộng Cua ghẹ Việt được người Nhật ưa chuộng

Nhật là thị trường nhập khẩu cua ghẹ lớn thứ ba của Việt Nam, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

17/08/2015
7 tháng, sản lượng cá nuôi trồng, khai thác đạt trên 376 tấn 7 tháng, sản lượng cá nuôi trồng, khai thác đạt trên 376 tấn

Thực hiện chủ trương, định hướng của cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình về tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ao, hồ và nuôi cá lồng trên hồ Hoà Bình gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản. Hiện, TP Hoà Bình duy trì ổn định trên 150 ha diện tích nuôi cá ao, hồ và phát triển khoảng 300 lồng có nuôi cá trên sông Đà.

18/08/2015
Nhiều vùng nuôi thủy sản bị dịch bệnh lúng túng xử lý, ngăn chặn Nhiều vùng nuôi thủy sản bị dịch bệnh lúng túng xử lý, ngăn chặn

Do ảnh hưởng của tình hình thời tiết và nguồn nước phục vụ sản xuất bị ô nhiễm nặng nên nhiều vùng nuôi thủy sản tại Hải Phòng có hiện tượng tôm, cá chết hàng loạt. Cả người dân và chính quyền địa phương đều lúng túng trong triển khai các biện pháp xử lý.

18/08/2015
Tôm sú đầm nhà Mạc Tôm sú đầm nhà Mạc

Là một trong 5 sản phẩm được UBND TX Quảng Yên (Quảng Ninh) chọn tham gia Đề án: “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh, đến nay, sản phẩm tôm sú Quảng Yên đã có mặt ở hầu hết các chợ, siêu thị, cửa hàng đại lý giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh...

18/08/2015