Trung An (Củ Chi, TP.HCM) Với Mô Hình Trồng Chôm Chôm Rãi Vụ

Xử lý ra hoa đậu quả trái vụ tạo được giá trị lợi nhuận cao luôn là mục tiêu nhiều nhà vườn mong muốn đạt đến, nhằm phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai,nguồn nước và kinh nghiệm trong sản xuất.
Để khuyến khích nông dân áp dụng kỹ thuật xử lý cây chôm chôm ra hoa nghịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nhà vườn, Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM đã phối hợp cùng Viện Cây ăn quả Miền Nam triển khai mô hình “Kỹ thuật chăm sóc chôm chôm rải vụ” tại tổ cây ăn trái xã Trung An huyện Củ Chi với quy mô 3,51 ha/3 hộ và thời gian thực hiện từ tháng 7/2013- 8/2014. Thu hoạch cho 1 ha trồng chôm chôm rải vụ đạt lợi nhuận ước tính 90 triệu đồng/ha.
Để chôm chôm ra hoa rãi vụ các hộ trong mô hình tiến hành biện pháp xiết nước để chôm chôm ra hoa sớm. Biện pháp xiết nước được hiểu là rút nước trong mương khô kiệt trong thời gian kích thích ra hoa. và lấy màng plastic phủ kín mặt liếp vườn.
Xử lý chôm chôm bắt đầu vào tháng sáu, tháng bảy khi cây phát triển được ba cơi đợt.Thời gian xiết nước dao động từ 40-60 ngày. Tỷ lệ lệ ra hoa đạt từ 81,9-88,8%. Khi thấy trên đầu cành chôm chôm xuất hiện mầm hoa, đưa nước vào mương vườn từ từ đến khi hoa trổ ra đủ thì nước mới đầy mương. plastic được giở ra và chờ đến thu hoạch.
Ông Huỳnh Văn Huệ tổ trưởng Tổ Cây ăn trái xã Trung An chia xẻ: Với xử lý chôm chôm rải vụ chi phí bỏ ra cho 1000m2 vườn chỉ tốn khoảng 4 triệu đồng nhưng thu hoạch được sớm, giá chôm chôm thu được cao hơn 1/3 so với bán đúng vụ nên tính kinh tế hiệu quả hơn. Chôm chôm trước vụ luôn có năng suất cao do điều kiện thời tiết thích hợp cho cây ra hoa đậu trái vào dịp cận tết.
Diện tích trồng chôm chôm tại xã Trung An hiện có hơn 60ha. Với kỹ thuật ra hoa rải vụ giúp nông dân chọn được thời điểm ra trái, nâng cao giá trị cho nhà vườn. Xã Trung An với lợi thế đang xây dựng và phát triển khu miệt vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái này nên loại hình trồng cây ăn trái rải vụ càng phát huy vai trò hiệu quả của mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 9 tháng năm 2013, tổng sản lượng thủy sản khai thác của toàn tỉnh Tuyên Quang đạt trên 4.760 tấn, đạt 85% kế hoạch năm và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây thực sự là tín hiệu mừng cho ngành kinh tế vốn được đánh giá có nhiều tiềm năng của tỉnh ta.

Xí nghiệp chăn nuôi bò giống, bò thịt Đà Loan thuộc Công ty TNHH một thành viên bò sữa thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đầu tiên ở Lâm Đồng đăng ký và được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng. Với tổng số đàn bò của xí nghiệp hiện nay gần 400 con song tất cả đều đảm bảo an toàn, ông Đào Xuân Tấp - Giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan khẳng định.

Vào khoảng 12 giờ 30 ngày 1-11, nhận được tin báo của người dân tại ấp 3, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), có hai đối tượng điều khiển xe ô tô biển số 60C-051.52 có dấu hiệu khả nghi đang bán 3 con bò cho người dân, Công an xã Lộ 25 đã có mặt.

Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.

Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.