Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trùn Quế Mang Lại Nguồn Lợi Lớn

Trùn Quế Mang Lại Nguồn Lợi Lớn
Ngày đăng: 27/06/2012

Trùn quế là loại thức ăn giàu đạm giúp các loại gia cầm như: gà, vịt, bồ câu... lớn nhanh. Không những thế trùn quế còn có khả năng rất đặc biệt là có thể xử lý phân gia súc, gia cầm thành loại phân vi sinh giàu dinh dưỡng dùng để bón cây trồng. Nắm bắt được lợi ích đó, anh Nguyễn Văn Tánh ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết - Bình Thuận) đã mạnh dạn đầu tư nuôi trùn quế. Hiện mô hình này đã mang lại nguồn lợi lớn cho gia đình anh.

Trước đây, anh Tánh đã mày mò tìm hiểu cách nuôi trùn quế qua internet và đi thực tế, học hỏi thêm vài hộ nông dân ở các tỉnh miền Tây. Từ đó, anh đã mạnh dạn mua 100 kg giống trùn quế về nuôi thử nghiệm ở 10 m2 đất vườn làm thức ăn cho gà, vịt, bồ câu. Thấy các loại gia cầm ăn trùn quế lớn nhanh, chi phí thức ăn rẻ hơn cám công nghiệp anh Tánh đã nhân rộng mô hình này thêm 50 m2. Anh Tánh cho biết: “Nuôi trùn quế rất đơn giản, vốn đầu tư ít, chỉ vài cái chậu đúc bằng xi măng là có thể thả trùn quế vào và cho chúng ăn phân bò, trâu, lợn tươi đã ủ, trùn cứ thế lớn. Mô hình này vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, vừa là nguồn thức ăn giàu đạm cho gia cầm. Ngoài ra, phân trùn quế được dùng để bón cho cây trồng rất tốt vì đây là loại phân vi sinh giàu chất dinh dưỡng”.

Vừa dẫn chúng tôi đi xem những chậu lúc nhúc trùn, anh Tánh cho hay: nuôi trùn quế đòi hỏi phải chịu khó, vật dụng để nuôi có thể bằng chậu đúc bằng xi măng hoặc làm trại xây rãnh, tráng đáy bằng xi măng. Phân tươi của các loại động vật như bò, trâu, lợn được ủ trước 2 - 3 ngày. Giống trùn quế mua về cho vào chậu, sau đó bỏ phân đã ủ vào cho trùn ăn. Nuôi trùn quế một tháng thu hoạch một lần, khi thu hoạch cứ vén lớp phân sang một bên, trùn sẽ chui hết xuống đáy chậu, khi đó ta thu hết trùn. Anh Tánh lưu ý, trùn quế rất ưa bóng tối, do vậy các chậu nuôi phải che đậy cẩn thận nếu có nắng hoặc nước mưa vào trùn sẽ chết. Với 50 m2 nuôi trùn quế, anh Tánh đã dùng làm thức ăn nuôi trên 300 con gà, hơn 700 cặp bồ câu, 50 con vịt. Trùn quế được bằm mịn trộn với cám công nghiệp sau đó mới cho gia súc ăn. Theo anh Tánh so với nuôi gà bằng 100% cám công nghiệp, cách nuôi này giảm 2/3 chi phí thức ăn. Bởi trùn có nhiều chất đạm, gà ăn lớn nhanh, sức đề kháng tốt. Đặc biệt cách nuôi này cho một sản phẩm sạch, an toàn cho 

người tiêu dùng. Ngoài ra, anh còn bán trùn quế giống ra thị trường với giá 50.000 đồng/kg, trùn quế thịt 100.000 đồng/kg. Với mô hình nuôi trùn quế, mỗi năm gia đình anh Tánh thu về khoảng 150 triệu đồng từ tiền bán gà, vịt, bồ câu và bán trùn quế giống, thịt. Thời gian tới anh Tánh sẽ dự định mở rộng diện tích nuôi trùn quế, đào ao nuôi cá bằng trùn quế. Không chỉ biết cách làm giàu cho gia đình, anh Tánh còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con nông dân trong và ngoài xã.

Có thể bạn quan tâm

Thủ Lĩnh Nông Dân Thủ Lĩnh Nông Dân

Ở xã Trà Giác (Bắc Trà My), nhắc đến Chủ tịch Hội Nông dân xã A Lăng Má, nhân dân địa phương coi anh như “chiếc phao” giúp đồng bào thoát nghèo.

28/07/2013
Sen Mất Mùa, Rớt Giá Sen Mất Mùa, Rớt Giá

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.

28/07/2013
Sâu Bệnh Phát Sinh Mạnh, Hại Lúa Hè Thu Sâu Bệnh Phát Sinh Mạnh, Hại Lúa Hè Thu

Hiện nay, 3.300/3.500ha lúa hè thu chính vụ của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số trà muộn ở thời kỳ cuối đẻ nhánh.

28/07/2013
Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

28/07/2013
Thanh Thủy Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Tái Sinh Thanh Thủy Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Tái Sinh

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.

28/07/2013