Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trùn Quế Mang Lại Nguồn Lợi Lớn

Trùn Quế Mang Lại Nguồn Lợi Lớn
Ngày đăng: 27/06/2012

Trùn quế là loại thức ăn giàu đạm giúp các loại gia cầm như: gà, vịt, bồ câu... lớn nhanh. Không những thế trùn quế còn có khả năng rất đặc biệt là có thể xử lý phân gia súc, gia cầm thành loại phân vi sinh giàu dinh dưỡng dùng để bón cây trồng. Nắm bắt được lợi ích đó, anh Nguyễn Văn Tánh ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết - Bình Thuận) đã mạnh dạn đầu tư nuôi trùn quế. Hiện mô hình này đã mang lại nguồn lợi lớn cho gia đình anh.

Trước đây, anh Tánh đã mày mò tìm hiểu cách nuôi trùn quế qua internet và đi thực tế, học hỏi thêm vài hộ nông dân ở các tỉnh miền Tây. Từ đó, anh đã mạnh dạn mua 100 kg giống trùn quế về nuôi thử nghiệm ở 10 m2 đất vườn làm thức ăn cho gà, vịt, bồ câu. Thấy các loại gia cầm ăn trùn quế lớn nhanh, chi phí thức ăn rẻ hơn cám công nghiệp anh Tánh đã nhân rộng mô hình này thêm 50 m2. Anh Tánh cho biết: “Nuôi trùn quế rất đơn giản, vốn đầu tư ít, chỉ vài cái chậu đúc bằng xi măng là có thể thả trùn quế vào và cho chúng ăn phân bò, trâu, lợn tươi đã ủ, trùn cứ thế lớn. Mô hình này vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, vừa là nguồn thức ăn giàu đạm cho gia cầm. Ngoài ra, phân trùn quế được dùng để bón cho cây trồng rất tốt vì đây là loại phân vi sinh giàu chất dinh dưỡng”.

Vừa dẫn chúng tôi đi xem những chậu lúc nhúc trùn, anh Tánh cho hay: nuôi trùn quế đòi hỏi phải chịu khó, vật dụng để nuôi có thể bằng chậu đúc bằng xi măng hoặc làm trại xây rãnh, tráng đáy bằng xi măng. Phân tươi của các loại động vật như bò, trâu, lợn được ủ trước 2 - 3 ngày. Giống trùn quế mua về cho vào chậu, sau đó bỏ phân đã ủ vào cho trùn ăn. Nuôi trùn quế một tháng thu hoạch một lần, khi thu hoạch cứ vén lớp phân sang một bên, trùn sẽ chui hết xuống đáy chậu, khi đó ta thu hết trùn. Anh Tánh lưu ý, trùn quế rất ưa bóng tối, do vậy các chậu nuôi phải che đậy cẩn thận nếu có nắng hoặc nước mưa vào trùn sẽ chết. Với 50 m2 nuôi trùn quế, anh Tánh đã dùng làm thức ăn nuôi trên 300 con gà, hơn 700 cặp bồ câu, 50 con vịt. Trùn quế được bằm mịn trộn với cám công nghiệp sau đó mới cho gia súc ăn. Theo anh Tánh so với nuôi gà bằng 100% cám công nghiệp, cách nuôi này giảm 2/3 chi phí thức ăn. Bởi trùn có nhiều chất đạm, gà ăn lớn nhanh, sức đề kháng tốt. Đặc biệt cách nuôi này cho một sản phẩm sạch, an toàn cho 

người tiêu dùng. Ngoài ra, anh còn bán trùn quế giống ra thị trường với giá 50.000 đồng/kg, trùn quế thịt 100.000 đồng/kg. Với mô hình nuôi trùn quế, mỗi năm gia đình anh Tánh thu về khoảng 150 triệu đồng từ tiền bán gà, vịt, bồ câu và bán trùn quế giống, thịt. Thời gian tới anh Tánh sẽ dự định mở rộng diện tích nuôi trùn quế, đào ao nuôi cá bằng trùn quế. Không chỉ biết cách làm giàu cho gia đình, anh Tánh còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con nông dân trong và ngoài xã.

Có thể bạn quan tâm

Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

02/04/2014
Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

02/04/2014
Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

02/04/2014
Sóc Trăng Thành Lập Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu Sóc Trăng Thành Lập Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu

Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.

02/04/2014
Nông Dân Lo Hạn Hán Nông Dân Lo Hạn Hán

Năm nay, khô hạn khắc nghiệt hơn hẳn mọi năm khiến sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Vừa qua, hàng trăm hécta mía ở xã Gia Canh, huyện Định Quán (Đồng Nai) cùng một vài nơi khác cháy rụi khiến nông dân càng bất an, lo lắng.

02/04/2014