Trực Tuyến Về Công Tác Quản Lý Chất Lượng Vật Tư Nông Nghiệp Và ATTP Nông Lâm Thủy Sản

Chiều 14.7, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản. Đồng chí Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì Hội nghị.
Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cùng một số Bộ, ngành T.Ư. Tại điểm cầu Hà Giang, có sự tham dự của lãnh đạo Sở NN&PTNT, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong những tháng đầu năm 2014, các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm được thực hiện theo đúng quy định pháp luật và triển khai trên diện rộng tại 63/63 tỉnh, thành phố. Tổ chức thanh tra diện rộng đối với một số vật tư nông nghiệp trọng yếu như: Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón, thức ăn chăn nuôi, chất kích thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi…
Tại tỉnh ta, công tác quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP dần đi vào nề nếp; thực hiện tốt công tác giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm. Đã thành lập 33 đoàn, tiến hành kiểm tra 297 (trong tổng số 820) cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát hiện, nhắc nhở 80 cơ sở vi phạm.
Bên cạnh đó, công tác giáo dục truyền thông có chuyển biến rõ rệt như: Sản xuất rau an toàn và sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, áp dụng sản xuất và chăn nuôi theo hướng VietGAP… đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành các quy định an toàn trong sản xuất và kinh doanh…
Tại Hội nghị, các địa phương đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm và kiến nghị nhiều ý kiến tập trung vào giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế. Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định: Thời gian qua, chỉ số chuyển biến chất lượng còn chậm, sẽ có nhiều giải pháp nhưng phải chọn trọng tâm để thực hiện.
Do đó, các địa phương cần phải tăng cường công tác tái kiểm tra và quyết liệt xử lý theo quy định của luật pháp, không vì lợi nhuận mà làm tổn hại đến sức khỏe nhiều người. Trong quá trình xử phạt có thể bổ sung rút giấy phép sản xuất, kinh doanh và công khai thông tin. Đấu tranh chống buôn lậu, phải triệt phá bằng được việc buôn lậu vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV.
Cần chọn ra 1 – 2 sản phẩm có nguy cơ cao để tìm giải pháp tạo chuyển biến chất lượng và có đề án quản lý theo chuỗi. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia sản xuất. Rà soát, điều chỉnh, phân công bố trí nhân lực, kinh phí để thực hiện việc đảm bảo vệ sinh ATTP…
Có thể bạn quan tâm

UBND huyện Tân Hồng vừa có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung vùng nuôi cá tra của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá vào quy hoạch với tổng diện tích 365.678,8m2, gồm 3 khu nuôi.

Tập hợp những người dân, hộ gia đình thành lập các nhóm nông dân cùng sở thích để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao trình độ, năng lực và tăng thu nhập cho nông dân góp phần sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.

Qua quá trình đưa giống cao su chịu lạnh vào trồng từ năm 2011 đến nay, diện tích cây cao su giống chịu lạnh được trồng mới đang phát triển ổn định. Trước mùa Đông năm 2014, Công ty đang tích cực làm cỏ và thực hiện các biện pháp chăm sóc để bảo vệ cho cây.

Qua kết quả triển khai, các hộ dân đăng ký trồng gấc được 33 ha tại các xã Xuân Giang, Tiên Nguyên, Tân Bắc, Yên Thành, Yên Hà, Tân Trịnh, Bản Rịa, Bằng Lang. Trong tháng 6 vừa qua, huyện đã đã tiến hành giao giống và gieo trồng được 4.497 cây.

Ông Nguyễn Văn Thế, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, nguyên Bí thư Huyện ủy Vị Thủy, kể: “Vị Thủy là vùng đất trũng, thuần nông, tập quán sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, còn nhiều tàn tích chiến tranh. Hồi đó, cuối tháng 10, tháng 11 (âm lịch) nước vẫn còn ngập tràn đồng, hàng năm chỉ làm một vụ lúa, vậy mà giờ đây đã khác. Sự thay đổi ở huyện này cũng bắt đầu từ nông nghiệp...”.