Trực Tuyến Về Công Tác Quản Lý Chất Lượng Vật Tư Nông Nghiệp Và ATTP Nông Lâm Thủy Sản

Chiều 14.7, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản. Đồng chí Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì Hội nghị.
Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cùng một số Bộ, ngành T.Ư. Tại điểm cầu Hà Giang, có sự tham dự của lãnh đạo Sở NN&PTNT, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong những tháng đầu năm 2014, các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm được thực hiện theo đúng quy định pháp luật và triển khai trên diện rộng tại 63/63 tỉnh, thành phố. Tổ chức thanh tra diện rộng đối với một số vật tư nông nghiệp trọng yếu như: Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón, thức ăn chăn nuôi, chất kích thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi…
Tại tỉnh ta, công tác quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP dần đi vào nề nếp; thực hiện tốt công tác giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm. Đã thành lập 33 đoàn, tiến hành kiểm tra 297 (trong tổng số 820) cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát hiện, nhắc nhở 80 cơ sở vi phạm.
Bên cạnh đó, công tác giáo dục truyền thông có chuyển biến rõ rệt như: Sản xuất rau an toàn và sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, áp dụng sản xuất và chăn nuôi theo hướng VietGAP… đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành các quy định an toàn trong sản xuất và kinh doanh…
Tại Hội nghị, các địa phương đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm và kiến nghị nhiều ý kiến tập trung vào giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế. Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định: Thời gian qua, chỉ số chuyển biến chất lượng còn chậm, sẽ có nhiều giải pháp nhưng phải chọn trọng tâm để thực hiện.
Do đó, các địa phương cần phải tăng cường công tác tái kiểm tra và quyết liệt xử lý theo quy định của luật pháp, không vì lợi nhuận mà làm tổn hại đến sức khỏe nhiều người. Trong quá trình xử phạt có thể bổ sung rút giấy phép sản xuất, kinh doanh và công khai thông tin. Đấu tranh chống buôn lậu, phải triệt phá bằng được việc buôn lậu vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV.
Cần chọn ra 1 – 2 sản phẩm có nguy cơ cao để tìm giải pháp tạo chuyển biến chất lượng và có đề án quản lý theo chuỗi. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia sản xuất. Rà soát, điều chỉnh, phân công bố trí nhân lực, kinh phí để thực hiện việc đảm bảo vệ sinh ATTP…
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian bị choáng ngợp bởi những lời giới thiệu có cánh về thịt bò ngoại, người tiêu dùng tỉnh táo nhận ra rằng hàng ngon cũng có mà hàng dở cũng nhiều!

Từ cây ăn trái “vô danh”, đến nay mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên đến 850 ha. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển, cây trồng này đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

Cây ăn trái được xác định là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên việc phát triển vườn cây ăn trái chưa được như mong muốn bởi giá cả lên xuống thất thường, đầu ra thiếu ổn định. Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ tiêu thụ nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Ngày 8-7-2015, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị số 01 về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh. Đuông dừa được xác định là một trong những sinh vật gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, phân bố rộng trên các vùng trồng dừa của Bến Tre và cả nước. Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện.

Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.