Trừ Kiến Và Bọ Thầu Dầu Hại Thanh Long Nghịch Mùa

Vụ thanh long nghịch mùa thường xuất hiện những loại côn trùng phá hại, nếu không phát hiện kịp thời và diệt trừ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái xuất khẩu, hiệu quả kinh tế không cao. Xin giới thiệu 2 biện pháp diệt trừ côn trùng rất hữu hiệu cho các nhà vườn.
Trị kiến
Các loại kiến lửa, kiến vàng, kiến đen... cắn phá đọt non, hoa và trái thanh long. Diệt trừ bằng cách dùng thuốc Regent, liều lượng 1 gói 10g pha với 8 lít nước/bình xịt. Phun đều khắp cành thanh long nơi kiến tập trung phá hại.
Trị bọ thầu dầu
Bọ thầu dầu thuộc loại bọ cánh cứng, đầu có 2 râu ngắn, thân dài từ 1,5-2cm, có 6 chân. Giữa 2 cánh có một hình tam giác nhỏ. Khi đậu trên trái thanh long trông chúng giống những hạt thầu dầu. Chúng thường tập trung cắn phá thanh long vào ban đêm. Khi đụng vào, chúng bay rất nhanh.
Bọ thầu dầu chuyên cắn phá đọt, trái non, cạp vỏ trái, cắn trụi các tai thanh long. Trái bị chúng cắn có dạng sần sùi, nếu không phát hiện kịp thời và diệt trừ hữu hiệu thì sẽ gây thiệt hại 60-80% sản lượng thu hoạch.
Diệt trừ bằng cách dùng thuốc Tiperanpha, liều lượng 10ml pha với 3 lít nước. Pha xong, rọi đèn pin phun liền trong đêm, phun đều trên những cành, trái thanh long sâu đang tập trung cắn phá. Sáng hôm sau kiểm tra dưới gốc thanh long, nếu có xác sâu chết mới là có kết quả. Tối đến kiểm tra lại lần nữa, nếu vẫn còn sâu, pha thêm thuốc phun tiếp. Phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện và áp dụng các biện pháp diệt trừ kịp thời.
Bọ thầu dầu thuộc loài bọ cánh cứng nên phải sử dụng thuốc với độ độc cao, vì vậy khi phun cần phải có mũ bảo hộ, kính che mắt, khẩu trang, bao tay đầy đủ và thời gian cách ly trước khi thu hoạch để tránh ngộ độc.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian nghiên cứu, chọn lọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đã lai tạo thành công giống thanh long ruột tím hồng.

Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh, Đồng Nai)….

Việc áp dụng phương pháp chấm thuốc VSL-1 kích thích thanh long ra trái nghịch vụ đã được nhiều nhà vườn ở Bình Thuận thực hiện thành công.

Những ngày này xuống Châu Thành - Long An và Chợ Gạo - Tiền Giang, thủ phủ trồng thanh long ở ĐBSCL đều gặp các chủ vườn với nét mặt rầu rĩ, hoang mang vì một loại nấm bệnh lạ tấn công mà mức độ được ví không khác gì nấm Corynespora gây ra bệnh vàng rụng lá trên cây cao su từng bùng phát ở Đông Nam bộ vào năm 2011.

Bệnh đốm trắng thanh long hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma là những tên gọi khác nhau mà bà con nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đặt tên cho một loại dịch hại mới phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng (NNVN đã phản ánh).