Trồng ổi lãi lớn

Hiện nay, nhà vườn trồng ổi ở Sóc Trăng chủ yếu tập trung tại huyện Kế Sách đang tích cực thâm canh, chăm sóc cây ổi để đạt năng suất và chất lượng cao vì giá ổi đang hấp dẫn, nhà vườn có lời khá.
Theo nhà vườn Phạm Văn Biết, tổ hợp tác nông nghiệp ấp Ninh Thới, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, giá ổi bán tại vườn hiện ở mức 6.000 đ/kg. Với giá này, người trồng ổi thu được lợi nhuận 3.000 đ/kg.
Đối với vườn ổi từ 2 năm tuổi trở lên, mỗi tháng cho thu hoạch 3 lần, năng suất đạt từ 650 – 800 kg/1.000 m2, lấy công làm lời thì lợi nhuận từ 1,9 – 2,4 triệu đồng/1.000 m2/tháng.
Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2015, giá ổi xuống thấp, có thời điểm giá bán tại vườn dưới 1.000 đ/kg khiến nhà vườn trồng ổi gặp nhiều khó khăn.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân trồng ổi “tái cơ cấu” bằng cách giảm diện tích ổi trồng xen, tỉa bớt trái, cắt nhánh, đôn cành (giảm ra hoa, đậu trái) để điều chỉnh sản lượng phù hợp, tránh dư thừa; tăng chất lượng ổi thông qua việc giảm lượng phân đạm (không chạy theo năng suất), bón bổ sung phân kali và các phân trung vi lượng; đồng thời tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp vừa nêu, cây ổi Sóc Trăng không phải áp dụng biện pháp “giải cứu” mà giá ổi còn tăng lên như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2014, nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn của cá nhân, ngư dân ở các xã vùng ven biển ở huyện Hoài Nhơn đã đầu tư đóng mới 140 tàu cá có công suất lớn; nâng tổng số tàu cá toàn huyện có đến nay 2.367 chiếc, với tổng công suất trên 653.200 CV; trong đó, tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, đủ điều kiện vươn khơi đánh bắt xa bờ chiếm trên 72% trong tổng số tàu cá hiện có.

Đây là phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh ta. Việc sử dụng máy phun mưa nhân tạo đã giảm tỷ lệ cá chết do thiếu ô xy, nâng cao mật độ thả cá trên một diện tích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Việc nuôi chim bồ câu Pháp của anh Hồng bắt đầu từ năm 2012. Sau khi tình cờ đọc được mô hình nuôi bồ câu Pháp trên một tờ báo, nhận thấy đây là một mô hình mới, có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của địa phương, anh quyết định vào Quảng Nam mua 30 cặp giống về nuôi thử, mỗi cặp giá 450 nghìn đồng.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi động vật hoang dã của người dân có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ nuôi lợn rừng, nhím, chồn hương, chim trĩ… anh Nguyễn Hữu Khởi ở thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn (Tiên Du - Bắc Ninh) lại chọn cho mình một vật nuôi khác, đó là chim công. Bước đầu mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian qua, nhờ chương trình hỗ trợ vốn của Nhà nước, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) có điều kiện phát triển chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình thâm canh bò thịt chất lượng cao được Trạm Khuyến nông (KN) huyện Vĩnh Thạnh triển khai trong năm 2014 tại xã Vĩnh Thịnh là một điển hình.