Tôm Chân Trắng Tiếp Tục Lấn Át Tôm Sú

Năm 2013 chứng kiến sự soán ngôi ngoạn mục của tôm chân trắng trong XK tôm Việt Nam khi giá trị XK loài tôm này đạt gần 1,58 tỷ USD, tăng 113% so với năm 2012 và chiếm 50,7% tổng giá trị XK tôm, trong khi tôm sú đạt trên 1,33 tỷ USD, chiếm 42,7%, chỉ tăng gần 6,3%. Thống kê XK tôm tháng 1/2014 cho thấy xu hướng này tiếp tục và ngày càng rõ rệt hơn. Tôm chân trắng 61%, sú 31%
Tháng 1/2014, Việt Nam thu về trên 258,6 triệu USD từ XK tôm, trong đó tôm chân trắng chiếm tới gần 61% tỷ trọng với 157,6 triệu USD, trong khi tôm sú chỉ chiếm 31,18% với (80,64 triệu USD).
Năm 2013, nguồn cung tôm thế giới đặc biệt là tôm chân trắng khan hiếm do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch EMS xảy ra tại 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới là Thái Lan và Trung Quốc đã dẫn tới nhu cầu tăng mạnh đối với loài tôm này trên các thị trường tiêu thụ quan trọng như Mỹ, Nhật Bản hay EU.
EMS đã được kiểm soát tốt hơn ở Việt Nam trong năm vừa qua nhờ đó sản lượng tôm chân trắng đã tăng đáng kể. Năm 2013, tổng diện tích nuôi tôm chỉ tăng 1,6% so với năm 2012 với 666.000 ha, tuy nhiên diện tích nuôi tôm chân trắng mở rộng nhanh chóng, từ 41.800 ha năm 2012 ha lên 66.000 ha, sản lượng tăng 50,5% từ 186.000 tấn lên 280.000 tấn.
Cuối năm 2013, nhiều địa phương tại ĐBSCL đã thả giống vụ 3, chủ yếu là tôm chân trắng và bước sang vụ tôm mới 2014, nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương đã chuyển từ tôm sú sang nuôi tôm chân trắng.
Xuất khẩu tôm chân trắng sang Mỹ tăng 337,6%
Tháng 1/2014, XK tôm sang Mỹ đạt trên 86,88 triệu USD, tăng 163% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ hiện đang dẫn đầu về NK tôm Việt Nam và đang ngày càng mở rộng thị phần. Cùng kỳ năm ngoái, Mỹ chiếm 22,2% tổng giá trị XK tôm Việt Nam, tương đương với XK sang Nhật Bản. Sang năm 2014, tỷ trọng XK tôm sang thị trường này đã tăng lên tới 33,6%.
Tôm chân trắng Việt Nam vẫn đang được đón nhận trên thị trường Mỹ nhờ đó XK các sản phẩm tôm chân trắng sang Mỹ tăng khả quan ngay từ tháng đầu tiên của năm 2014.
Thống kê từ Hải quan cho thấy, tháng 1/2014, XK tôm chân trắng sang Mỹ đạt trên 67,4 triệu USD, tăng 337,6% so với 15,4 triệu USD tháng 1/2013.
Trong tháng 1/2014, XK tôm sang các thị trường lớn khác cũng tăng mạnh như Nhật Bản và EU tăng 64,3%, XK sang Hàn Quốc tăng 143,5%, sang Australia tăng 96%. Riêng XK sang Trung Quốc giảm 37,7% trong tháng này.
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ bưởi tết năm nay, nhiều vườn bưởi Năm Roi ở huyện Châu Thành nói chung và câu lạc bộ (CLB) bưởi tạo hình hồ lô ở xã Phú Tân nói riêng, không khỏi lo lắng khi trái non bị rụng ngay từ đầu vụ. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ mất mùa, đồng nghĩa với thu nhập trong dịp tết của nhiều nhà vườn cũng giảm theo.

Mặc dù mùa thu hoạch mía 2014-2015 vẫn chưa kết thúc, tuy nhiên, tranh thủ nước rút, hiện những khu vực nằm trong đê bao chống lũ hoặc nơi có bờ liếp cao, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đang tất bật xuống giống cho niên vụ mía 2015-2016. Theo đó, niên vụ mía năm nay, ngành chức năng địa phương và người dân có sự thay đổi lớn về cơ cấu giống và diện tích.

Theo quy hoạch, mô hình phát triển vùng sản xuất rau an toàn có quy mô 14ha, với trên 400 hộ dân tại xã Hà Thạch, Văn Lung và phường Trường Thịnh tham gia. Ngoài việc được hỗ trợ về giống, vốn và chuyển giao KHKT, dự án còn hỗ trợ xây dựng 6 nhà lưới để trồng rau với mức bình quân 20 triệu đồng/1 nhà lưới.

Trong nhiều năm qua, cùng với sự đầu tư của các chương trình, dự án; sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, đoàn thể, MTTQ, Hội Nông dân thị xã Phú Thọ đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, cổ vũ hội viên phát triển kinh tế, điển hình là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

Hội nghị thông qua quyết định thành lập ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trọng điểm, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong vụ chiêm xuân, đặc biệt chú ý tới phương án mở rộng diện tích lúa J02 trên địa bàn huyện. Vụ chiêm xuân này huyện Thanh Ba dự kiến sẽ mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa J02 ra 25 xã với khoảng 850ha, đến nay các xã đã đăng ký trên 520ha.