Trồng Xoài VietGAP Cho Hiệu Quả Cao

Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa phối hợp với Hội Nông dân phường Bùi Thị Xuân tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Hỗ trợ công tác duy trì và phát triển sản phẩm xoài theo tiêu chuẩn VietGAP”.
Mô hình được triển khai thực hiện trong 8 tháng (từ tháng 12.2013 đến tháng 7.2014), trên diện tích 18 ha tại khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, có 18 hộ nông dân tham gia. Mô hình được Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn đầu tư kinh phí trên 53 triệu đồng, từ nguồn kinh phí khoa học - công nghệ TP Quy Nhơn.
Công ty cổ phần chứng nhận GLOBALCERT đã hướng dẫn, tập huấn, phổ biến các kiến thức áp dụng vào thực tiễn, cũng như điều tra, khảo sát, chọn cơ sở xây dựng, kiểm tra định kỳ theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho các hộ tham gia mô hình. Từ mô hình, đã cho ra sản phẩm xoài an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP dựa trên 4 tiêu chí: Chuẩn về kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm; môi trường làm việc; nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Qua thực tế sản xuất, năng suất xoài trong năm 2014 đạt 6,5 tấn/ha, tăng 1,5 tấn/ha so với năm 2013. Từ chương trình đã tạo cho người nông dân có những nhận thức đúng trong việc sản xuất xoài mang lại năng suất, chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, tăng hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với lực lượng bộ đội biên phòng, công an, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chương trình trồng măng tre Bát Độ trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) những năm qua đã khẳng định được hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, năng suất, sản lượng còn thấp do chưa chú trọng thâm canh, không được bón phân hàng năm.

Ông Trần Minh Chánh ở ấp 6, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) phấn khởi khoe: Nếu giá mít bán cho các nhà máy sấy mít khô trước tết chỉ dao động 1.000-1.500 đồng/kg thì trong suốt một tuần qua đã tăng lên 4.000 đồng/kg loại I và 2.000 đồng/kg loại II mua tại vườn.

Gia đình ông Trần Văn Châu ở thôn Đức Hiệp, xã Đức Mạnh (Đắk Mil) là một trong những hộ đầu tiên tại địa phương đưa giống bơ ghép về trồng tại rẫy cà phê của gia đình.

Liên kết sản xuất theo chuỗi, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò nhạc trưởng và nông dân là đối tác cùng chia sẻ lợi ích, thì hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ phát huy hiệu quả ổn định và lâu dài.